Phối hợp với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 78)

cho học sinh

3.2.3.1. Mục đích

Quản lý học sinh trong lớp học là vì mục tiêu dạy học, đảm bảo cho quá trình dạy học hiệu quả, vừa là biện pháp quản lý học sinh và nội dung công tác giáo dục đạo đức, phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm tạo sự thống nhất đồng bộ về quan điểm giáo dục đạo đức cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục, phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Từ đó huy động được sức mạnh tổng hợp.

3.2.3.2. Nội dung

Quản lý học sinh và giáo dục đạo đức trong lớp học trước hết và trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giảng dạy trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực sư phạm tốt. Hiệu trưởng chỉ đạo cho phó hiệu trưởng chuyên môn trực tiếp theo dõi điều hành các giáo viên bộ môn thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn nhất là môn xã hội: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân. Nội dung giáo dục đạo đức phải được cụ thể trong từng tiết dạy. Giáo viên bộ môn có trách nhiệm quản lý giờ dạy của mình và xử lý các hiện tượng xảy ra trong giờ học. Giáo viên bộ môn phải có nhận thức đúng đắn về việc giảng dạy lồng ghép các nội

dung giáo dục đạo đức thông qua các bộ môn văn hóa. Chúng ta phải khẳng định rằng dạy học là con đường duy nhất để hình thành tri thức cho học sinh nhưng nó cũng là con đường cơ bản góp phần hoàn thành nhân cách cho các em. Vì vậy việc giảng dạy lồng ghép là việc tất yếu phải làm trong các trường học để đảm bảo tốt việc dạy chữ là vừa hoàn thành sứ mệnh dạy người.

Phối hợp các lực lượng xã hội ở trong và ngoài nhà trường. Cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm cần làm cho gia đình học sinh nắm rõ mục đính giáo dục nói chung, mục đích giáo dục đạo đức nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với phụ huynh học sinh bằng nhiều hình thức như: họp phụ huynh học sinh, gặp phụ huynh học sinh tại trường khi không có giờ dạy, trao đổi qua điện thoại. Ngoài ra nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, công an xã - thị trấn để phòng chống các tệ nạn xã hội, tuyên truyền lối sống và làm việc theo pháp luật.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

Quản lý học sinh và giáo dục đạo đức trong lớp học:

Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tìm hiểu để nắm vững tình hình đặc điểm của từng học sinh. Sau đó phân loại học lực và hạnh kiểm học sinh để dễ theo dõi. Đồng thời xây dựng kế hoạch năm học theo từng kỳ từng tháng, đưa ra bản cam kết cho từng học sinh và phải thường xuyên thay đổi và linh hoạt theo cách giáo dục đạo đức, phải luôn có cái mới. Giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời và ngăn chặn hành vi đáng tiếc xảy ra. Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các hoạt động giáo dục khác như: Hoạt động xã hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động ngoài giờ lên lớp… Ở đó học sinh có điều kiện thực hành ngoài giờ lên lớp.

Đối với giáo viên bộ môn: Việc giảng dạy lồng ghép tích hợp tránh làm mất đi mục tiêu bài giảng. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung từng bài, từng đối tượng.

Phối hợp với các lực lượng xã hội hàng năm xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh với các đơn vị, tổ chức và lực lượng xã hội. Phân công cụ thể người phụ trách công việc, định kỳ kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức tốt hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức trao đổi, gặp gỡ thường xuyên để nắm bắt hoạt động của con em trong lớp ở từng bản làng địa phương. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình và giáo dục các em. Liên hệ với công an địa phương để làm tốt công tác ngăn chặn và giải quyết các nghi phạm của học sinh kịp thời có hiệu quả rõ nét.

3.2.3.4. Kết quả cần đạt được

Xây dựng được môi trường văn hóa giao tiếp và rèn luyện nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật và thói quen hành vi đạo đức trong học tập. Sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm giúp nhà trường giáo dục học sinh tốt hơn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Như vậy nhà trường đã phát huy được sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)