Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)

Biểu đồ 2.3. Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ Chú thích:

1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức trên cơ sở kế hoạch năm học 2. Tổ chức phân công đội ngũ tham gia GDĐĐ

3. Điều hành chỉ huy đội ngũ GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên làm công tác GDĐĐ

4. Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá, khen thưởng công tác GDĐĐ cho học sinh

5. Phối hợp các lực lượng xã hội

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng trường THPT huyện Mường Ảng - tỉnh Điện Biên

Bảng 2.11. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Các yếu tố chủ quan Mức độ Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % 1 Hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần dân chủ, sáng tạo, đoàn kết 85 82,5 13 12,6 5 4,9 281 2,7 2

Hiệu trưởng trực tiếp lập kế hoạch và trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh

81 78,6 17 16,5 5 4,9 277 2,7

3

Hiệu trưởng không chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh mà coi trọng công tác chuyên môn 73 70,9 26 25,2 4 3,9 271 2,6 4 Hiệu trưởng nặng về bệnh thành tích trong công tác đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

60 58,3 35 34,0 8 7,8 250 2,4

Trung bình X 72,7 21,9 5,3

Qua bảng 2.11 chúng cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh: Ảnh hưởng nhiều 72,7%, ảnh hưởng ít

21,9%, không ảnh hưởng 5,3%. Nhìn chung các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục có chênh lệch nhau. Bảng trên cũng cho thấy Hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có tinh thần dân chủ, sáng tạo, đoàn kết chiếm 82,5% ảnh hưởng nhiều. Điều đó cho thấy Hiệu trưởng là người có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức tốt sẽ vận động được quần chúng tự giác thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Hiệu trưởng là nhà giáo dục, nhà sư phạm và cần có năng lực tiếp xúc thế giới tâm hồn trẻ. Những phẩm chất đó sẽ giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng trực tiếp lập kế hoạch và trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh. 70,9 % ý kiến cho rằng người Hiệu trưởng không chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh mà coi trọng công tác chuyên môn và 58,3% cho rằng người hiệu trưởng nặng về bệnh thành tích trong công tác đánh giá kết quả giáo dục đạo đức.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 2.4 2.6 2.7 2.7

Biểu đồ 2.4. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

Chú thích:

1. Hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tinh thần dân chủ, sáng tạo, đoàn kết.

2. Hiệu trưởng trực tiếp lập kế hoạch và trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh.

3. Hiệu trưởng không chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh mà coi trọng công tác chuyên môn.

4. Hiệu trưởng nặng về bệnh thành tích trong công tác đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện mường ảng tỉnh điện biên trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)