Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green Plus (SGP) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa giống BT7 trồng vụ xuân 2013 tại Kiến Xương-Thái Bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 58)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green Plus (SGP) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa giống BT7 trồng vụ xuân 2013 tại Kiến Xương-Thái Bình

3.2.1 Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt thóc nảy mầm đến khi chín hoàn toàn. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào thời gian hoàn thành giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng còn giai đoạn sinh trưởng sinh thực của các giống nhìn chung là ổn định, không có sự khác biệt lớn. Trong cùng một giống lúa nhưng khi cấy ở vụ xuân thì thời gian sinh trưởng thường dài hơn so với vụ mùa. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng của cùng một giống, cùng một mùa vụ cũng có thể khác nhau đôi chút giữa lúa cấy và lúa gieo thẳng. Lúa cấy thường chín muộn hơn lúa gieo thẳng khoảng 7-10 ngày do phải mất thời gian bén rễ hồi xanh.

Như vậy, thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và yếu tố thời vụ, biện pháp canh tác. Nắm được quy luật sinh trưởng phát triển của cây giúp ta chủđộng bố trí thời vụ thích hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm tăng hệ số sử dụng đất đồng thời phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. Kết quả

theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của BT7 trong thí nghiệm 2 được trình bày ở bảng 3.9

- Thời gian từ khi gieo đến cấy: Đây là thời kỳ đầu tiên của cây lúa, còn gọi là thời kỳ mạ. Thời kỳ này cây mạ sinh trưởng tốt, to gan, đanh dảnh sẽ tạo điều kiện phát triển tốt cho lúa cấy nhanh bén rễ hồi xanh. Đối với mạ sân thời kỳ này chỉ cần 3 lá là nhổ cấy nên cây mạ chống chịu kém, cần phải che phủ nilon khi trời rét, tưới nước đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Nếu không chăm sóc, phòng trừ bệnh kịp thời thì mạ lên chậm, sinh trưởng kém, thường hay bị mắc bệnh chết chòm ảnh hưởng đến thời vụ và tốc độ sinh trưởng của lúa sau này. Tuy thời kỳ này kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa bởi nếu tạo được cây mạ tốt mạ khỏe là làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra môt cách thuận lợi. Thời kỳ mạ của giống BT7 trong thí nghiệm 2 kéo dài 15 ngày. Mạ đảm bảo có đủ số lá, chiều cao, bề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 - Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh: Thời gian này nhanh hay chậm phụ

thuộc nhiều vào thời tiết, chế độ nước và khả năng chống chịu của giống lúa. Vụ

xuân 2013 đầu vụ thuận lợi, cấy xong lúa bén rễ hồi xanh nhanh, BT7 trong thí nghiệm 2 thời gian bén rễ hồi xanh chỉ mất 6 ngày.

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Greenplus (SGP) đến thời gian sinh trưởng của giống BT7 trồng vụ xuân 2013 tại Kiến Xương – Thái Bình

Nồng độ SGP Thời gian từ...đến.... (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Gieo - Cấy Cấy - BRHX BRHX - BĐĐN BĐĐN - KTĐN KTĐN - BĐT BĐT - KTT KTT - CHT Đ/C 15 6 13 35 23 5 28 125 0,01% 15 6 13 35 24 5 28 126 0,015% 15 6 13 36 23 5 28 126 0,02% 15 6 13 36 23 5 29 127 Ghi chú: BRHX: bén rễ hồi xanh; BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh; KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh; BĐT: Bắt đầu trỗ; KTT: Kết thúc trỗ; CHT: Chín hoàn toàn

- Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh: Thời kỳ này phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước tưới trong ruộng. Nếu ruộng có mực nước vừa phải lúa đẻ nhánh sớm, nếu quá nhiều nước làm chậm quá trình đẻ nhánh. Trong thí nghiệm đã giữ được mực nước nông vừa phải, nhiệt độ ấm giống BT7 đẻ

nhánh sớm, thời gian từ khi bén rễ hồi xanh đến khi bắt đầu đẻ nhánh là 13 ngày. -Thời gian bắt đầu đẻ nhánh đến khi kết thúc đẻ nhánh: Đây là thời kỳ quyết

định số nhánh/đơn vị diện tích, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến số bông/đơn vị diện tích. Thông thường trong cùng một điều kiện canh tác, các giống lúa đẻ sớm, đẻ tập trung cho số bông/đơn vị diện tích cao, ngược lại các giống lúa đẻ nhánh muộn, đẻ

không tập trung thường cho số bông/đơn vị diện tích thấp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống lúa cũng như khảo nghiệm để từđó có thểđưa ra biện pháp canh tác đạt hiệu quả cao nhất. Trong vụ xuân 2013 giai đoạn đẻ nhánh nhiệt ấm áp khoảng 20-24 oC thuận lợi cho lúa đẻ nhánh song số giờ nắng ít, mưa ít

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

đã làm giảm quá trình quang hợp, ảnh hưởng đến sự tích lũy dinh dưỡng. Thời gian này của BT7 là 35-36 ngày, đồng thời cũng kết thúc đẻ nhánh sớm.

- Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến khi bắt đầu trỗ: Đây là thời kỳ cây lúa chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Sau khi đẻ nhánh tối đa cây lúa chuyển sang làm đốt, làm đòng. Thời kỳ này cây lúa còn ra những lá cuối cùng, nhánh đẻ vô hiệu bắt đầu lụi dần, các nhánh to khỏe được phát triển hoàn chỉnh để tạo thành nhánh hữu hiệu, chiều cao cây tăng chậm, các chất dinh dưỡng tập trung cho nuôi đòng. Thời kỳ này cây lúa có bộ rễđâm sâu, chất dinh dưỡng chủ yếu được cây sử

dụng là phân lân, một phần là đạm và kali. Đồng thời phải có biện pháp kỹ thuật như

bón phân đạm vừa phải trong giai đoạn đẻ nhánh, rút cạn nước để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tạo điều kiện cho rễđâm sâu ăn phân lót và chống đổ tốt. Khi lúa bắt đầu làm

đòng thì cần có nước để quá trình vận chuyển dinh dưỡng thuận lợi.

Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến khi bắt đầu trỗ nhiệt độ vừa phải song số

giờ nắng thấp, ít mưa không thuận lợi cho quá trình làm đòng. Đây cũng là một nguyên nhân gây bất lợi đến năng suất sau này. Những ngày đầu tháng 5 lại có mưa lớn đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình trỗ thoát của lúa. Thời gian này của BT7 trong các công thức trong thí nghiệm 2 biến động không nhiều, từ 23-24 ngày.

- Thời gian từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ: Đây là thời kỳ sinh trưởng cuối của cây lúa, quyết định năng suất sau này của cây lúa. Ở thời kỳ này điều kiện ngoại cảnh tác động rất rõ rệt đến năng suất nên cần nghiên cứu bố trí thời vụ hợp lý tránh tác động của các yếu tố bất lợi. Thường thì nhiệt độ xung 25-30 oC, trời có nắng và gió đông nam rất thuận lợi cho quá trình trỗ bông phơi màu của lúa. Nếu quá lạnh hoặc quá nóng thì quá trình trỗ bị ảnh hưởng, gây hạt lép và giảm chất lượng, mẫu mã hạt thóc làm giảm năng suất.

Qua theo dõi thời tiết, giai đoạn này nhiệt độ xung quanh 25 oC nhưng có đợt nắng nóng 14-16/5, lượng mưa lớn, có ngày mưa to trên 100 mm nên ảnh hưởng nhiều đến khả năng thụ phấn thụ tinh. Giống BT7 trong thí nghiệm 2 có thời gian trỗ là 5 ngày trong cả 4 công thức phun phân bón lá Stevia Greenplus (SGP)

- Thời gian từ kết thúc trỗ đến chín hoàn toàn: Là thời kỳ phát triển cuối cùng của cấy lúa. Giai đoạn này quyết định đến trọng lượng của hạt, là yếu tố quyết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

định năng suất lúa. Giai đoạn này yêu cầu nhiệt độ cao vừa phải để tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt càng nhanh thì càng rút ngắn quá trình chín.

Qua theo dõi thấy thời gian chín nhiệt độ xung quanh 27-30 oC, song trong tuần 2 tháng 5 (từ 10-20/5) trời có mưa, số giờ nắng không nhiều nên có ảnh hưởng

đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng vào hạt. Thời gian chín của BT7 trong các công thức là 28 -29 ngày. Sự chệnh lệch này là không lớn.

- Tổng thời gian sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chon tạo giống, có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất để bố trí thời vụ, lựa chọn hình thức gieo cấy, cách chăm sóc, phương thức canh tác và bố trí luân canh.

Qua theo dõi chỉ tiêu này chúng tôi thấy thời gian sinh trưởng của BT7 trong thí nghiệm phun dinh dưỡng qua lá Stevia Green plus (SGP) biến động không nhiều giữa các nồng độ khác nhau, từ 125-127 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Động thái đẻ nhánh

Đẻ nhánh là đặc tính sinh vật học của cây lúa, có liên quan chặt chẽđến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất cuối cùng. Khả năng đẻ nhánh phụ

thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, nước cũng như các điều kiện canh tác khác.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, khả năng đẻ nhánh của BT7 trong thí nghiệm 2 như sau: Tốc độđẻ nhánh của lúa tăng dần từ tuần 3 sau cấy, tăng mạnh nhất là tuần 4 đến tuần 5; tuần 6 đến tuần 7, đạt cao nhất là tuần 7, tuần 8 sau cấy. Tuần 5 đến tuần 6 không có mưa nên số nhánh đẻ chậm. Từ tuần 9 sau cấy số nhánh đếm được giảm dần. Công thức phun SGP 0,015% BT7 đẻ nhiều nhất được 18,6 nhánh/khóm, sau đó đến công thức phun SGP 0,02% đạt 17,8 nhánh/khóm. Công thức phun SGP 0,01% và Đ/C đẻ ít nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia green plus (SGP) đến khả năng

đẻ nhánh của lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình

Đơn vị: nhánh/khóm

Nồng

độ SGP

Tuần theo dõi sau cấy

3 4 5 6 7 8 9 NHH Đ/C 3,7 5,0 9,1 12,1 16,0 16,3 13,0 5,6 0,01% 3,8 5,0 9,9 12,7 16,8 16,5 13,1 6,0 0,015% 3,9 5,9 11,2 14,7 18,4 18,6 15,3 7,1 0,02% 3,9 5,4 10,8 13,6 17,8 17,2 14,9 6,8 LSD0,05 0,9 CV% 7,4 Ghi chú: NHH: Nhánh hữu hiệu

- Số nhánh hữu hiệu: Là những nhánh thành bông, đây là chỉ tiêu quyết định năng suất sau này. Trong một khóm lúa có rất nhiều nhánh nhưng chỉ có một số

nhánh làm đòng tạo thành bông gọi là nhánh hữu hiệu. Cần tác động các biện pháp kỹ thuật để lúa đẻ nhánh sớm, nhanh đạt số nhánh tối đa, không đẻ lai rai sẽ tạo ra

được nhiều nhánh hữu hiệu.

Qua theo dõi quá trình đẻ nhánh của BT7 trong thí nghiệm 2 chúng tôi thấy công thức có số nhánh hữu hiệu cao nhất là công thức phun SGP 0,015%, đạt 7,1 nhánh/khóm, tiếp đến là công thức phun SGP 0,02%, đạt 6,8 nhánh/khóm. Công thức phun SGP 0,01% và đối chứng có số nhánh hữu hiệu thấp, công thức đối chứng chỉđạt 5,6 nhánh/khóm. Như vậy công thức phun nồng cao có số nhánh hữu hiệu cao hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê. Công thức phun SGP 0,01% có số nhánh hữu hiệu cao hơn đối chứng nhưng không có ý nghĩa. Trong các công thức có phun phân bón lá Stevia thì công thức phun SGP 0,015% có số nhánh hữu hiệu cao hơn công thức phun SGP 0,01% ở mức có ý nghĩa thống kê.

Như vậy theo dõi quá trình đẻ nhánh chúng tôi thấy trên cùng một giống BT7, cùng điều kiện nước, thời tiết và phân bón nền thì các công thức Phun Stevia Green plus 0,015% và Phun Stevia Green plus 0,02% hàm lượng kali, caxi, magie nhiều hơn công thức Phun Stevia Green plus 0,01% và đối chứng nên đã làm tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 khả năng hút đạm của lúa ngay từ giai đoạn đầu nên lúa đẻ nhánh sớm, nhiều nhánh hơn và cũng có nhiều nhánh hữu hiệu hơn, tạo tiền đề cho số bông cao hơn.

3.2.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây

Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến một số tính trạng khác của cây lúa trong đó có tính chống đổ. Các giống lúa cổ truyền thường mang gen qui

định chiều cao cây trên 125cm, nên dễ bị lốp, đổ dẫn tới năng suất thấp. Hiện nay xu hướng chọn tạo giống lúa là những giống thấp cây, chịu thâm canh (chịu phân) và chất lượng cao. Viện lúa quốc tế (IRRI,1996) chia các giống lúa theo chiều cao cây thành 3 nhóm:

- Nhóm thấp cây (nửa lùn) có chiều cao nhỏ hơn 90 cm. - Nhóm trung bình có chiều cao cây từ 90 - 125 cm. - Nhóm cao cây có chiều cao lớn hơn 125 cm.

Kết quả theo dõi chiều cao cây của giống BT7 trong thí nghiệm 2 được thể

hiện ở bảng 3.11

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green plus (SGP) đến động thái tăng trưởng chiều cao của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương – Thái Bình

Đơn vị: cm/cây

Nồng

độ SGP

Tuần theo dõi sau cấy

3 4 5 6 7 8 9 10 11 CCCC Đ/C 30,2 36,2 45,1 56,5 66,7 74,2 86,8 94,4 98,7 103,9 Đ/C 30,2 36,2 45,1 56,5 66,7 74,2 86,8 94,4 98,7 103,9 0,01% 28,3 35,8 44,5 54,1 65,7 72,2 85,2 92,5 95,5 101,6 0,015% 29,9 34,9 44,7 55,0 64,9 72,2 84,3 91,7 93,5 100,2 0,02% 30,1 36,8 45,2 54,0 62,9 71,0 84,1 91,1 93,9 100,8 LSD0,05 15,6 CV% 8,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: CCCC: chiều cao cuối cùng

Kết qủa bảng 3.12 cho thấy: chiều cao cây của BT7 nằm trong nhóm cao cây trung bình. Chiều cao cây các công thức trong thí nghiệm không sai khác nhau rõ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

đạt từ 100,2 – 103,9 cm. Ở độ tin cậy 95 %, sự sai khác về chiều cao cây của BT7 trong các công thức không có ý nghĩa.

3.2.4 Chỉ số diện tích lá LAI

Lá là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp của cây. Hoạt động quang hợp là quá trình tạo ra các hợp chất hữu cơ, hợp chất hữu cơđó được tích luỹ là phần cơ bản tạo nên năng suất. Quang hợp của cây trồng phụ thuộc vào 2 yếu tố: Diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần. Như vậy, trong đời sống cây lúa, lá có một vị trí hết sức quan trọng, nó là yếu tố tạo năng suất và cũng là yếu tố quyết định năng suất.

Ở giai đoạn lúa sinh trưởng sinh dưỡng, chất hữu cơ tạo ra được tích luỹ vào thân và bẹ lá, sang giai đoạn làm đòng và trỗ, chín 70% chất hữu cơ tích luỹ vào bông, hạt được chuyển về từ lá đồng hoá và 30 % còn lại do thân và bẹ lá chuyển đến. Chỉ số

diện tích lá (LAI) là đơn vị chỉ số m2 lá/m2đất, nó phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, kỹ thuật thâm canh, phân bón và mật độ cấy. Khi mối quan hệ giữa LAI và các yếu tố kỹ thuật thích hợp các lá sẽ xanh lâu, quang hợp tốt tích luỹđược nhiều chất khô là tiềm năng cho năng suất cao.

Kết quả chỉ số diện tích lá (LAI) được thể hiện ở bảng 3.12

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green plus (SGP) đến chỉ số

diện tích lá LAI của lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình Đơn vị: LAI (m2 lá/m2đất ) Thời kỳ Nồng độ SGP Đẻ nhánh rộ Làm đòng Trỗ hoàn toàn Chín sáp Đ/C 2,56 3,64 3,40 2,35 0,01% 2,66 3,86 3,68 2,48 0,015% 3,15 4,25 3,88 3,06 0,02% 3,26 4,20 3,83 3,02 LSD0,05 0,38 0,52 0,44 0,41 CV% 7,0 6,9 6,3 7,9 Số liệu bảng 3.12 cho thấy:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 - Thời kỳ đẻ nhánh rộ: Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ

2,56 m2 lá/m2 đất đến 3,26 m2 lá/m2 đất. Các công thức đều có chỉ số diện tích lá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 58)