Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là đặc tính quan trọng liên quan đến tính chống đổ và chống chịu của cây lúa. Chiều cao cây là một đặc trưng hình thái mang tính di truyền của giống. Quá trình phát triển chiều cao cây diễn ra trong suốt quá trình sống, từ khi gieo đến khi kết thúc trỗ. Mỗi giai đoạn khác nhau thì tốc độ phát triển chiều cao cây là khác nhau. Nghiên cứu chiều cao cây để có cơ sở bố trí gieo cấy trên chân đất thích hợp, có chếđộ bón phân hợp lý và bố trí mùa vụ hạn chế tối đa ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh làm lúa lốp đổ, ảnh hưởng đến năng suất. Mục tiêu của chọn giống là hướng chọn giống lúa thấp cây để tăng khả năng chống đổ, tăng khả năng thâm canh thì tăng được năng suất.
Kết quả theo dõi chiều cao cây của giống BT7 trong thí nghiệm 1 được thể
hiện ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến động thái tăng trưởng chiều cao cây giống BT7 trồng vụ xuân 2013 tại Kiến Xương – Thái Bình.
Đơn vị: cm/cây
Lượng bón SP
Tuần theo dõi sau cấy
3 4 5 6 7 8 9 10 11 CCCC Đ/C 31,2 37,3 45,3 55,3 66,2 73,9 86,2 95,5 101,1 104,4 Đ/C 31,2 37,3 45,3 55,3 66,2 73,9 86,2 95,5 101,1 104,4 100kg/ha 29,5 37,8 45,2 54,8 66,9 74,1 85,5 95,1 99,5 103,4 150kg/ha 32,9 38,1 47,1 57,0 66,9 75,2 86,3 96,7 101,1 103,2 200kg/ha 30,3 38,8 46,5 55,5 67,7 74,2 85,2 95,5 99,7 103,5 LSD0,05 12,1 CV% 6,2
Ghi chú: CCCC: chiều cao cuối cùng
Qua bảng 3.3 cho thấy, chiều cao cây của BT7 qua các công thức từĐ/C đến công thức bón 200kg SP/ha không sai khác nhau ở mức có ý nghĩa thống kê, đạt từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 xen kẽ các ngày ấm, nhất là giai đoạn làm đốt vươn lóng. Điều đó làm hạn chế sự
kéo dài của tế bào non nên chiều cao cây thấp.