Phân bón hữu cơ vi sinh Stevia nguyên liệu được sản xuất tại Hàn Quốc do công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) Phát triển công nghệ Tấn Phát cung
ứng tại Việt Nam. Đây là loại phân được sản xuất theo công nghệ lên men, nguyên liệu được chiết xuất từ cây cỏ ngọt với công nghệ lên men bằng vi khuẩn Lactobacillus. Dinh dưỡng cho cây trồng ở dạng hữu cơ, chất chống oxy hóa và các chủng vi khuẩn an toàn nên giúp cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, hạn chế sự
gây hại của sâu bệnh. Thành phần của phân bón trong 100g cã: Calori: 164 Kcal; Protein: 10%; Chất béo: 3,27g; Hydratcacbon: 23,54; Canxi: 797 mg; Kali: 4013mg; Natri: 2,46mg; Mg: 2177mg; photpho: 167,8mg; Fe: 29,9mg; Zn: 44,3mg; vitamin B: 14800µg; vitamin C: 1992 µg; vitamin E: 518 µg; GABA: 616µg; beta-caroten: 480 µg; Niyiahsin: 1268 µg; Biotin: 98 µg; Axit pantotenic: 3150 µg; Histidin: 5437 µg; Arginine: 3412 µg; Phenylalain: 865 µg; Valin: 101 µg; Leucin: 306 µg; Flavonoids: 25mg; Polyphenol: 1300mg; Stevioside: 38680ppm và Khuẩn sữa: 3.56x104 cfu (giá trịđo lường: 2.62x108 cfu).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Phân bón Stevia được Bộ nông nghiệp cho phép lưu hành trên toàn quốc từ tháng 1/2011 và sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng cây trồng. Phân hữu cơ stevia giúp cải tạo đất bằng những vi sinh vật có lợi, bổ sung các chất hữu cơ, dinh dưỡng cho
đất, phân giải các chất hữu cơ trong đất, kiềm chế phát triển vi sinh vật có hại trong
đất. Phân bón hữu cơ stevia có 2 dạng: dạng viên bón vào gốc và dạng lỏng phun qua lá.
Tại Việt Nam phân hữu cơ stevia đã được một số cơ quan chức năng ứng dụng bón cho một số loại cây trồng. Năm 2012 trạm Khuyến nông Mỹ Lộc- Trung tâm Khuyến nông Nam Định đã sử dụng phân bón hữu cơ Stevia bón cho cây hoa cúc. Kết quả cho thấy hoa rất đồng đều, màu sắc hoa vàng sáng hơn và nở sớm hơn so với ruộng đối chứng, lá xanh dày không có vết bệnh, cành hoa cứng, đặc biệt bộ
lá luôn xanh và tồn tại từ gốc lên đến ngọn không có hiện tượng trút lá chân như sử
dụng phân bón đại trà. Ông Nguyễn Viết Hoa – chủ nhiệm hợp tác xã Tân Tiến phát biểu: bà con nông dân trồng hoa quê ông đang rất cần một loại phân an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường, giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất thì loại phân bón Stevia này đã hầu như đáp ứng được mong ước đó. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Định).
Để xử lý gốc rạ vụ xuân phục vụ cho sản xuất vụ mùa 2013, Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH phát triển công nghệ Tấn Phát triển khai mô hình xử lý gốc rạ
tươi ngoài đồng ruộng trước khi cấy tại xã Yên Thư huyện Yên Lạc và một số địa phương khác nhằm tránh hiện tượng ngộđộc hữu cơ cho cây lúa. Cách xử lý gốc rạ: Sản phẩm Stevia được phun trước khi cấy từ 10 – 15 ngày ngay sau khi cầy dập gốc rạ (Pha 30ml Stevia/1 bình 20 lít/1 sào, phun đều toàn bộ lên mặt ruộng). Ngoài ra có thể sử dụng Stevia bón thúc cho lúa. Thúc lần 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh giảm 30% phân khoáng. Thúc lần 2: Cây lúa bắt đầu phân hóa đòng. Theo ông Trần Văn Nhuần chủ nhiệm hợp tác xã Yên Thư xã Yên Phương huyện Yên Lạc và các hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 hiệu quả rất tốt như: Hạt lúa mẩy, đẹp, kháng bệnh tốt, thân cây cứng chống chịu đổ
tốt, giảm chi phí mua phân bón. Ông Bùi Văn Nam -Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp cho biết: Khi sử dụng sản phẩm hữu cơ giúp cây cứng chắc nhờ bộ rễ phát triển khỏe, hỗ trợ các quá trình sinh hóa, quang hợp, nhanh ra hoa, tăng năng suất và tỷ lệđậu quả, khả năng chống chịu sâu bệnh, cây trồng chống chịu lạnh khỏe, giảm những tác hại của luân canh, tăng năng suất, chất dinh dưỡng, vị ngọt, không tồn dư đạm trong sản phẩm thu hoạch, nâng cao khả năng bảo quản lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho con người. Ngoài ra còn phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng. (nguồn: Cổng thông tin
điện tử Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phúc).
Tại Thái Bình chưa có nghiên cứu nào ứng dụng phân hữu cơ vi sinh stevia mặc dù nhu cầu sử dụng các sản phẩm hữu cơ là rất lớn để cải tạo đất, cung cấp thêm dinh dưỡng và các vi sinh vật có lợi nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25