Khả năng tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 50)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.5 Khả năng tích lũy chất khô

Chất khô là chất hữu cơ được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây trồng, trong đó có đến 80-90% được tạo ra do quá trình quang hợp. Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo ra năng suất. Khả năng tích lũy chất khô càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Chất khô mà cây tích lũy được trước trỗ và quang hợp sau trỗ là hai yếu tố quyết định năng suất cuối cùng. Kết quả về khả năng tích lũy chất khô được trình bày tại bảng 3.5

- Thời kỳ đẻ nhánh: Khối lượng chất khô giống BT7 tích lũy được cao nhất là công thức bón 200kg/ha, đạt 6,24 g/khóm, thấp nhất là đối chứng đạt 5,43 g/khóm. Các công thức trong thí nghiệm đều có khối lượng chất khô cao hơn đối chứng song các công thức có khối lượng chất khô sai khác không nhiều, đạt từ 5,43- 5,71 g/khóm.

- Thời kỳ làm đòng: Ở thời kỳ này khối lượng chất khô BT7 tích lũy được cao hơn thời kỳ đẻ nhánh. Thấp nhất là công thức Đ/C chỉ đạt 18,21 g/khóm, công thức bón 100kg/ha có khối lượng chất khô cao hơn công thức Đ/C không nhiều, đạt 18,83 g/khóm. Cao nhất là công thức bón 200kg/ha đạt 22,09g/khóm; công thức bón 150kg/ha tích lũy được lượng chất khô cao hơn công thức Đ/C là 1,35g/khóm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP)đến khả năng tích lũy chất khô của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương-Thái Bình

Đơn vị: g/khóm

Thời kỳ

Lượng bón Đẻ nhánh rộ Làm đòng Trỗ hoàn toàn Chín sáp

Đ/C 5,43 18,21 33,78 34,58 100kg/ha 5,58 18,83 33,64 36,16 150kg/ha 5,71 19,57 34,82 37,42 200kg/ha 6,24 22,09 36,11 39,82 LSD0,05 5,1 CV% 7,4

- Thời kỳ trỗ hoàn toàn: Chất khô được BT7 tích lũy được cao hơn thời kỳ

làm đòng và đạt cao nhất là ở công thức bón 200kg/ha, đạt 36,11 g/khóm. Công thức bón 150kg/ha có khối lượng chất khô là 34,82g/khóm. Công thức bón 100kg/ha và đối chứng có khối lượng chất khô thấp nhất.

- Thời kỳ chín sáp: Đây là thời kỳ rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc tạo năng suất thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy chất khô ở thời kỳ này là cao nhất. Công thức có chất khô được tích lũy nhiều nhất là công thức bón 200kg/ha đạt 39,82 g/khóm, cao hơn công thức Đ/C (đạt 34,58 g/khóm) có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Công thức bón 150kg và 100kg cao hơn đối chứng không có ý nghĩa. Trong ba công thức có bón thêm stevia thì sự sai khác cũng không có ý nghĩa.

Như vậy chất khô được tăng dần từ thời kỳ đẻ nhánh đến thu hoạch, và đạt cao nhất ở công thức bón NPK + 200 kg Stevia pellet/ha trong cả 4 thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Nguyên nhân là do lượng phân bón stevia vừa đủ để làm cho lá lúa sinh trưởng tốt, tăng khả năng chống chịu, lá bền nên quang hợp kéo dài thời gian hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)