Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green plus (SGP) đến năng suất giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương-Thái Bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 71)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.8 Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green plus (SGP) đến năng suất giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương-Thái Bình

lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương-Thái Bình

Năng suất lúa là yếu tố tổng hợp phản ánh kết quả sinh trưởng phát triển trong quá trình sinh sống của cây trồng. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63 tiết khí hậu. Trong một thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu đánh giá sự sai khác giữa các công thức trong thí nghiệm. Năng suất của BT7 trong thí nghiệm 2 được thể

hiện tại bảng 3.16

Qua bảng 3.16 cho thấy:

-Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng năng suất của giống. Năng suất lý thuyết còn cho biết yếu tố nào là yếu tố chính, yếu tố nào là yếu tố hạn chế quyết định đến năng suất của mỗi giống từđó chúng ta có cơ sởđể xây dựng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống đó. Trong thí nghiệm này năng suất lý thuyết của công thức phun SGP 0,015% đạt 65,92 tạ/ha, cao nhất trong 4 công thức tham gia thí nghiệm, công thức phun SGP 0,02% đạt 64,16 tạ/ha, thấp nhất là công thức không phun SGP đạt 53,67 tạ/ha.

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá Stevia Green plus (SGP) đến năng suất giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình

Chỉ tiêu Nồng độ SGP NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) % NSTT so với đối chứng Đ/C 53,67 48,80 100,00 0,01% 60,53 52,46 107,50 0,015% 65,92 55,51 113,75 0,02% 64,16 54,26 111,19 LSD0,05 6,63 CV% 6,8 - Năng suất thực thu: là kết quả tổng hợp của các yếu tố: giống, phân bón, biện pháp kỹ thuật và điều kiện ngoại cảnh… Năng suất thực thu phản ánh một cách chính xác, rõ nét sự tác động tổng hợp của các yếu tố trên và đặc điểm của giống. Các yếu tố đó tác động với nhau hài hoà, tác động bổ trợ cho nhau thì năng suất thực thu cao và ngược lại. Thông thường năng suất thực thu nhỏ hơn năng suất lý thuyết. Độ chệnh lệch này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào độ rụng hạt, thời tiết thời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 Qua bảng 3.16 cho thấy, năng suất của BT7 trong thí nghiệm dao động từ

48,80-55,51 tạ/ha. Tất cả 3 công thức có bổ sung thêm SGP đều có năng suất cao hơn đối chứng không phun, trong đó công thức phun 0,015% đạt 55,51 tạ/ha, cao hơn đối chứng 6,71 tạ/ha. Ở mức tin cậy 95% thì sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Tiếp theo là công thức có nồng độ stevia là 0,02 % đạt 54,26 tạ/ha, cao hơn đối chứng 5,46 tạ/ha; Công thức phun 0,01% SGP đạt 52,46 tạ/ha cao hơn đối chứng 3,36 tạ/ha nhưng 2 công thức này cao hơn đối chứng không có ý nghĩa thống kê. Trong 3 công thức phun SGP thì công thức phun SGP 0,015% đạt cao nhất. Tuy nhiên sự sai khác giữa 3 công thức phun SGP là không có ý nghĩa.

Như vậy có thể khẳng định rằng ngoài việc bón phân đạm, lân, kali thì việc bổ sung thêm phân Stevia green plus đã làm lúa BT7 sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất. Tuy nhiên lượng Stevia phun qua lá chỉ nên dừng lại ở nồng độ nhất

định. Nếu nồng độ quá cao thì lại gây giảm năng suất. Nồng độ phân qua lá Stevia là 0,015 % có năng suất cao hơn đối chứng không phun 13,75%, trong khi nồng độ

phân qua lá Stevia là 0,02 % thì năng suất cao hơn đối chứng là 11, 19 %.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)