Khả năng chống chịu sâu bệnh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 52)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.6 Khả năng chống chịu sâu bệnh

Sâu bệnh hại là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Mỗi thời kỳ

sinh trưởng có các đối tượng dịch hại khác nhau. Khả năng chống chịu sâu bệnh của lúa phụ thuộc nhiều vào giống, chế độ chăm sóc, thời tiết. Cần phải hạn chế tối đa

ảnh hưởng của sâu bệnh hại đến năng suất lúa, nhất là vào giai đoạn mẫn cảm bằng cách sử dụng các giống kháng, gieo cấy, làm đất, chăm sóc, phun trừ kịp thời đúng kỹ thuật.

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại trên BT7 trong thí nghiệm 1 được đánh giá tại bảng 3.6. Kết quả cho thấy:

-Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal): Là đối tượng gây hại nghiêm trọng, thường hại nhiều từ giai đoạn lúa trỗđến khi thu hoạch. Rầy là đối tượng chích hút toàn bộ nhựa cây, chất dinh dưỡng làm cho cây bị héo, không có dinh dưỡng vận chuyển lên bông vào hạt, làm cho hạt lép gây giảm năng suất lúa nghiêm trọng. Nếu không phòng trừ rầy kịp thời thậm chí rầy có thể phát sinh thành dịch gây cháy rầy, nhiều diện tích không cho thu hoạch.

Kết quả theo dõi cho thấy chỉ có công thức đối chứng không bón Stevia là nhiễm rầy nhẹ, điểm 3. Các công thức có bón stevia nhiễm ít, điểm 1.

-Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis): Là đối tượng gây hại phổ

biến trên ruộng lúa và thường gây hại nặng từ giai đoạn đẻ nhánh rộ đến kết thúc trỗ. Sâu non nhả tơ cuốn lá thành tổ, ăn hết phần biểu bì mặt trên và diệp lục của lá theo dọc gân lá (thịt lá) để lại gân lá, không ăn biểu bì mặt dưới tạo thành các vệt dọc theo gân lá. Nếu lúa bị hại nặng lá bị tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, đặc biệt là giai đoạn làm đòng làm hỏng lá đòng và các lá công năng gây thiệt hại năng suất. Do đó cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện kịp thời để có dự tính dự báo chính xác hạn chế tối đa thiệt hại do sâu cuốn lá gây ra.

Kết quả theo dõi cho thấy cả 4 công thức không bị ảnh hưởng nhiều do sâu cuốn lá gây ra, trong đó công thức đối chứng và công thức bón 100 kg SP/ha bị hại nhẹ, mức độđiểm 1, các công thức bón 150 kg SP và 200 kg SP không bị sâu cuốn lá gây hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 - Sâu đục thân (Schoenbius incertellus): Là đối tượng gây hại nguy hiểm trong sản xuất vì sâu đục thân thường gây hại nặng giai đoạn lúa trỗ và tạo bông. Ở

thời kỳ mạ (mạ dược) sâu tuổi 1-2 có thể đục thân mạ gây hiện tượng héo nõn, khi lúa trỗ sâu đục ống đòng làm lúa mất khả năng vận chuyển dinh dưỡng nuôi hạt gây hiện tượng bông bạc. Cần phải theo dõi, phát hiện dự tính dự báo đúng để phun phòng, đặc biệt với diện tích lúa lẻđồng cấy muộn.

Thông qua theo dõi chúng tôi thấy, toàn bộ 4 công thức trong thí nghiệm 1 không bị sâu đục thân gây hại, điểm 0.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình

Chỉ tiêu Lượng bón Rầy nâu (điểm) Sâu cuốn lá nhỏ (điểm) Sâu đục thân (điểm) Bệnh khô vằn (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Đ/C 3 1 0 1 0 100kg/ha 1 1 0 0 0 150kg/ha 1 0 0 0 0 200kg/ha 1 0 0 1 0

- Bệnh khô vằn (Corticium Sasakii Shirai): Bệnh xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng, thường gây hại từ giai đoạn trỗ bông đến chín hoàn toàn. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các bộ phận cây lúa nhưng nặng nhất là bẹ lá. Trong điều kiện nóng ẩm nấm bệnh phát triển nhanh, hại trên diện rộng. Khi bệnh bị nặng cả

bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi, ảnh hưởng đến vận chuyển dinh dưỡng nuôi hạt nên làm giảm năng suất. Trong thí nghiệm 1 chúng tôi thấy công thức đối chứng và công thức bón 200 kg SP/ha bị hại nhẹ, điểm 1. Công thức bón 100 SP/ha và 150 SP/ha không bị khô vằn gây hại, điểm 0.

- Bệnh đạo ôn (Pyricularia Oryzae): là loại bệnh nguy hiểm, gây hại trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa, ảnh hưởng lớn nhất là giai đoạn hình thành lá đòng, trước và sau trỗ. Bệnh có thể gây hại ở bộ phận lá, thân, cổ bông và hạt. Thời tiết âm u, có mưa phùn, không có nắng, ẩm độ không khí cao, nhiệt độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 thời, đặc biệt trên giống dễ bị nhiễm có thể gây lụi cây, làm chết lúa ảnh hưởng đến thời vụ và năng suất sau này.

Qua theo dõi chúng tôi thấy các công thức trong thí nghiệm 1 không bị đạo ôn gây hại, điểm 0.

Có thể thấy sâu bệnh tuy là yếu tố quan trọng nhưng được gieo cấy tốt, làm

đúng kỹ thuật thì mức độảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa không nhiều. Trong 4 công thức tham gia thí nghiệm thì công thức đối chứng bị nhiễm nhẹ, các công thức còn lại có bị nhiễm nhưng không đáng kể.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)