Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõ
Mỗi ô theo dõi 10 cây chọn ngẫu nhiên, 5 điểm theo phương pháp đường chéo góc. Theo dõi định kỳ 7 ngày 1 lần.
a/ Các chỉ tiêu sinh trưởng.
-Thời kỳđẻ nhánh
+ Khi có 10% số khóm đẻ nhánh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 -Thời kỳ trổ
+ Ngày bắt đầu trổ (10%). + Ngày trổ hoàn toàn (90%).
-Thời kỳ chín: Chín sữa - Chín sáp - Chín hoàn toàn.
- Động thái tăng trưởng chiều cao (cm/cây): Dùng phương pháp đo mút lá.
Đo 5 điểm chọn trước (theo phương pháp đường chéo) đã được đánh dấu, mỗi điểm chọn 2 khóm để đo. Đo chiều cao cây tính từ gốc cho đến mút lá khi lúa chưa trổ,
đầu bông kể cả râu khi lúa đã trổ.
- Động thái đẻ nhánh (nhánh/cây): Tiến hành đếm số nhánh trong một khóm lúa, 7 ngày 1 lần khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Xác định nhánh hữu hiệu và vô hiệu.
Lấy 5 điểm chọn trước (theo phương pháp đường chéo) đã được đánh dấu, mỗi điểm chọn 2 khóm đểđếm số nhánh rồi lấy giá trị trung bình.
b/ Các chỉ tiêu sinh lý.
Tiến hành lấy mẫu ở 3 thời kỳ: Đẻ nhánh rộ - Làm đòng - Trỗ hoàn toàn - Chín sáp. Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm và theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Chỉ số diện tích lá LAI (m2 lá/m2đất) theo phương pháp cân. Cách làm: Cân toàn bộ lá trên cây cần đo (P1). Cân 1 dm2 lá (P2) Diện tích lá/khóm = P1/P2 (qui đổi m2)
LAI = Diện tích lá / khóm x Mật độ/m2 đất.
- Tích luỹ chất khô (g/khóm): lấy trên 5 điểm, mỗi điểm lấy 2 khóm.
Các khóm rửa sạch sau đó sấy khô ở 105oC (trong 48h) cho đến khối lượng không đổi. Xác định lượng chất khô tích luỹ (g/khóm).
c/ Khả năng chống chịu sâu bệnh.
Theo dõi thời kỳ sâu, bệnh xuất hiện đến trước chín sau đó phân cấp cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 TT Tên Điểm Cách đánh giá 1 Sâu đục thân, Sâu cuốn lá nhỏ 1 1-10% cây bị hại 3 11-20% cây bị hại 5 21-35% cây bị hại 7 36-50% cây bị hại 9 51-100% cây bị hại 2 Bệnh đạo ôn lá 0 Không có vết bệnh
1 Vết bệnh màu nâu hình kim châm giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử 2 Vệt bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ rệt, hầu hết dưới lá có vết bệnh 3 Dạng vết bệnh nhưở đểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên
4 Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơi dài, diện tích vết bệnh trên lá < 4 % diện tích lá 5 Vết bệnh điển hình: 4-10 % diện tích lá 6 Vết bệnh điển hình: 11-25 % diện tích lá 7 Vết bệnh điển hình: 26-50 % diện tích lá 8 Vết bệnh điển hình: 51-75 % diện tích lá 9 Hơn 75 % diện tích vết bệnh trên lá 3 Bệnh khô vằn
1 Vết bệnh < 20% chiều cao cây 3 Vết bệnh 20-30% chiều cao cây 5 Vết bệnh 31-45% chiều cao cây 7 Vết bệnh 46-65% chiều cao cây 9 Vết bệnh >65% chiều cao cây
4 Rầy nâu
0 Không bị hại
1 Hơi biến vàng trên một số cây
3 Lá biến vàng bộ phận, chưa bị cháy rầy 5 Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số
cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nặng 7 Hơn một nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy,
cây còn lại lùn nặng. 9 Tất cả cây bị chết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 d/ Các chỉ tiêu về năng suất.
Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 điểm, mỗi điểm hai khóm (những khóm đã theo dõi trước đó), tiến hành đo đếm các chỉ tiêu.
+ Số bông/ m2 (A): Tính tất cả các bông có trong 1m2. + Số hạt/ bông (B): Tính số hạt trên các bông của khóm. + Tỷ lệ % hạt chắc / bông (C).
+ Khối lượng 1000 hạt (gam) (D).
+ Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) = A x B x C x D x 10-4
+ Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu toàn bộ khối lượng hạt chắc thu được trong một ô thí nghiệm, sau đó đem cân.
NSTT (tạ/ha) = Năng suất ô thí nghiệm (kg)/ Diện tích ô thí nghiệm (m2) X 10.000 m 2 x 1/100
+ Hiệu quả kinh tế = Tổng thu – Tổng chi