Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương Thái Bình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 54)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.7Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương Thái Bình

suất của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình

Năng suất lúa là yếu tố tổng hợp phản ánh kết quả sinh trưởng phát triển trong quá trình sinh sống của cây trồng, là mục tiêu quan trọng nhất trong công tác chọn tạo giống vì nó quyết định giá trị kinh tế cây trồng và lợi nhuận sản xuất. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng thâm canh của giống, các biện pháp kỹ

thuật tác động và ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu đánh giá sự sai khác giữa các công thức trong thí nghiệm. Để có được năng suất cao cần phải tác động các biện pháp tổng hợp để tối ưu hóa các chỉ tiêu năng suất, bao gồm: số bông/m2 , hạt chắc/ bông, khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này có mối liên quan mật thiết với nhau từ khi gieo trồng đến tận khi thu hoạch.

Qua bảng 3.7 cho thấy:

- Số bông/m2: Đây là yếu tố quyết định 74 % năng suất. Trên ruộng lúa thì số

bông/ m2 phụ thuộc nhiều vào khả năng đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Trong thực tế lúa có khả năng tự điều tiết quần thể. Cần tạo điều kiện thông thoáng, bón phân cân đối đầy đủ, bón đúng thời điểm sẽ tạo cho lúa đẻ sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung không đẻ nhánh lai rai và cũng kết thúc đẻ sớm. Trong thí nghiệm 1 số

bông/m2 của BT7 đạt từ 235-265,7 bông/m2, trong đó cao nhất là công thức bón 200kg/ha đạt 265,7 bông/m2, cao hơn so với đối chứng không bón có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Công thức bón 100kg/ha và công thức bón 150kg/ha có số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 thức có bón stevia thì công thức bón 200kg/ha đạt cao nhất song không cao hơn so với 2 công thức còn lại có ý nghĩa thống kê.

- Số hạt /bông: Đây là yếu tố do đặc tính di truyền của giống, song đồng thời lại chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Số hạt/ bông liên quan đến số hoa phân hóa ở giai đoạn làm đòng. Nếu quá trình phân hóa mầm hoa gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ trở thành hoa hữu hiệu giúp bông to, nhiều hạt, tạo điều kiện cho năng suất lúa cao. Do vật cần có biện pháp bón bón phân cân đối hợp lý để giai đoạn làm

đòng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là phân lân để sinh được nhiều hoa. Qua theo dõi chúng tôi thấy số hạt/bông của công thức bón 150kg/ha là đạt cao nhất, số

hạt /bông công thức đối chứng là thấp nhất.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến các yếu tố cấu thành năng suất giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình

Chỉ tiêu Lượngbón Số bông/m2 (bông) Số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc /bông (hạt) Tỷ lệ hạt lép (%) P1000 hạt (g) Đ/C 235,0 140,5 124,7 11,25 18,75 100kg/ha 243,7 147,7 129,8 12,12 18,79 150kg/ha 254,2 152,5 133,8 12,26 18,75 200kg/ha 265,7 150,8 135,5 10,15 18,77 LSD0,05 28,3 10,4 CV% 6,0 5,2

- Số hạt chắc/bông: là yếu tố quyết định năng suất lúa. Số hạt chắc/ bông càng cao thì năng suất thu được càng cao và ngược lại. Số hạt chắc/ bông phụ thuộc nhiều vào lượng dinh dưỡng, khả năng quang hợp và thời tiết, sinh trưởng của cây lúa giai đoạn cuối vụ. Vì vậy cần bố trí thời vụ và chăm sóc, có chế độ bón phân hợp lý để lá đòng bền, cuối vụ có nhiều ánh sáng giúp cây vận chuyển dinh dưỡng về hạt tốt mới có năng suất lúa cao. Trong thí nghiệm 1 thì số hạt chắc/ bông của BT7 tương đối cao, đạt từ 124,7-135,5 hạt chắc/bông, trong đó cao nhất là công thức bón 200kg/ha đạt 135,8 hạt chắc/bông, tiếp đó đến công thức bón 150kg/ha đạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 133,8 hạt chắc/bông. Tuy nhiên ở mức độ tin cậy 95 % thì chỉ có công thức bón 200kg/ha mới có số hạt chắc/ bông cao hơn đối chứng không bón có ý nghĩa. Các công thức bón stevia số hạt chắc/bông có khác nhau nhưng mức sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

- Khối lượng 1000 hạt: Đây là yếu tố ít biến động nhất trong tất cả các yếu tố

cấu thành năng suất. Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc nhiều yếu tố di truyền, khả

năng vận chuyển dinh dưỡng vào hạt và điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh cuối vụ. Trong thí nghiệm 1 thấy trong các công thức khối lượng 1000 hạt của BT7 là tương

đương nhau, sai khác không đáng kể.

- Tỷ lệ hạt lép: Đây cũng là yếu tố phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện ngoại cảnh, chếđộ chăm sóc. Do đó cần bố trí thời vụ hợp lý, có đủ

dinh dưỡng để quá trình thụ phấn thu tinh thuận lợi, cây hạn chế tối đa bị hạt lép. Trong thí nghiệm 1 thì tỷ lệ hạt lép của các giống không chênh lệch nhau nhiều. Cao nhất là công thức bón 100kg/ha và công thức bón 150kg/ha, thấp nhất là công thức Đ/C.

Như vậy các công thức có bón thêm stevia thì đã làm thay đổi đáng kế giá trị

của các yếu tố cấu thành năng suất, nhất là về số bông/m2, số hạt chắc/bông. Trong

đó công thức bón 200kg/ha có lượng stevia nhiều nhất (NPK + 200 kg Stevia

pellet/ha) thì cũng là công thức có các chỉ tiêu về năng suất cao nhất, cao hơn đối chứng có ý nghĩa thống kê. Công thức bón 100 kg/ha và 150kg/ha cũng cao hơn đối chứng nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 54)