Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.4 Chỉ số diện tích lá LA
Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý đểđánh giá khả năng phát triển bộ
lá trong quần thể ruộng lúa. Lá lúa là bộ phận quan trọng để tổng hợp nên các chất hữu cơ giúp quá trình sinh trưởng phát triển của thân cây lúa và tạo ra năng suất cho hạt. Do đó việc tăng hay giảm diện tích lá có tác động trực tiếp đến sự tích lũy chất khô và năng suất sau này.
Chỉ số diện tích lá liên quan chặt chẽđến khả năng quang hợp. Tuy nhiên chỉ
số diện tích lá còn phụ thuộc vào cấu trúc của quần thể cây trồng. Nếu chỉ số diện tích lá lớn nhưng cấu trúc quần thể không hợp lí, các lá che bóng lẫn nhau thì quang hợp giảm trong khi hô hấp tăng kết quả là sinh khối quang hợp giảm. Trong nghiên cứu lai tạo các giống lúa mới người ta chú ý đến cây có bộ lá đứng vì những cây này nếu chỉ số diện tích lá càng lớn thì khả năng tạo sinh khối quang hợp càng cao do các lá không che bóng lẫn nhau.
Chỉ số diện tích lá thay đổi theo giống, phân bón và mật độ cấy. Do đó cần
điều chỉnh các yếu tố này cho hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt trị số tối ưu ở tất cả các giai đoạn của cây lúa, tạo điều kiện cho quang hợp đạt tối đa để thu về lượng chất hữu cơ cao nhất.
Ảnh hưởng của phân bón stevia pellet đến chỉ số diện tích lá giống BT7 được thể hiện ở bảng 3.4 Số liệu bảng 3.4 cho thấy:
- Thời kỳ đẻ nhánh rộ: Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ
2,75 m2 lá/m2đất (đ/c không bón) đến 3,33 m2 lá/m2đất (công thức bón 200kg/ha). Các công thức đều có chỉ số diện tích lá lớn hơn đối chứng, song ởđộ tin cây 95% thì chỉ có chỉ số diện tích lá của công thức bón 200kg/ha lớn hơn đối chứng không bón mang ý nghĩa thống kê. Giữa các công thức bón phân stevia chỉ số diện tích lá có sự chênh lệnh nhưng sự sai khác không có ý nghĩa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP)đến chỉ số diện tích lá LAI của giống lúa BT7 vụ xuân 2013 tại Kiến Xương- Thái Bình
Đơn vị: LAI (m2 lá/m2đất) Thời kỳ Lượng bón Đẻ nhánh rộ Làm đòng Trỗ hoàn toàn Chín sáp Đ/C 2,75 3,74 3,49 2,43 100kg/ha 3,09 4,08 3,94 2,50 150kg/ha 3,16 4,13 3,93 2,63 200kg/ha 3,33 4,33 4,16 3,06 LSD0,05 0,44 0,52 0,50 0,31 CV% 7,5 6,8 6,9 6,3 - Thời kỳ làm đòng: Chỉ số diện tích lá của các công thức dao động từ 3,74 - 4,33 m2 lá/m2đất, trong đó đạt cao nhất là công thức bón 200 kg SP/ha (4,33 m2 lá/m2đất). Đây là thời kỳ lúa có chỉ số diện tích lá đạt cao nhất. Cả 3 công thức đều có chỉ số diện tích lá lớn hơn đối chứng, song ở độ tin cây 95% thì chỉ có chỉ số
diện tích lá của công thức 200 kg SP lớn hơn đối chứng có ý nghĩ thống kê. Còn sự
sai khác giữa các công thức bón SP không mang ý nghĩa thống kê.
- Thời kỳ trỗ hoàn toàn: Chỉ số diện tích lá đã giảm đi so với thời kỳ làm
đòng. Ở thời kỳ này công thức 200kg SP/ha có chỉ số diện tích lá cao nhất, cao hơn
đối chứng là 0,67 m2 lá/m2đất, đạt 4,16 m2 lá/m2đất. Hai công thức còn lại có chỉ số
diện tích lá sai khác công thức đối chứng không có ý nghĩa. Giữa các công thức có bón SP sự sai khác về chỉ số diện tích lá không có ý nghĩa.
- Thời kỳ chín sáp: Chỉ số diện tích lá giống BT7 giảm, chỉ còn từ 2,43-3,06 m2 lá/m2đất. Ở thời kỳ này công thức 200kg SP/ha có chỉ số diện tích lá là lớn nhất,
đạt 3,06 m2 lá/m2đất. Với độ tin cậy 95% thì công thức 200 kg SP/ha có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng (đạt 2,34 m2 lá/m2đất) có ý nghĩa thống kê. Trong các công thức có bón stevia thì công thức bón 200 SP có chỉ số diện tích lá lớn nhất, cao hơn công thức 100 SP và 150 SP có ý nghĩa thống kê.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Như vậy LAI tăng dần và đạt cao nhất ở thời kỳ làm đòng, sau đó giảm dần và thấp nhất ở thời kỳ chín sáp. Nguyên nhân là do sự phát triển về thân lá giai đoạn này giảm. Ở tất các các thời kỳ theo dõi thì chỉ có công thức bón 200 kg SP/ha có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng và đạt cao nhất, thấp nhất là công thức không bón stevia.
Trong thành phần của stevia có các chất đa lượng, trung vi lượng trong đó Kali, Magie và Caxi là nhiều nhất làm thúc đẩy quá trình phát triển bộ lá, tăng khả
năng hút đạm nhưng đồng thời tăng khả năng chống chịu, giúp bộ lá bền nên LAI công thức 200 kg SP/ha có giá trịđạt cao nhất.