Động thái đẻ nhánh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 45)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2 Động thái đẻ nhánh

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa. Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hóa. Trong quá trình ra các lá tiếp theo cũng tương tự như vậy. Theo qui luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hóa và bắt đầu xuất hiện nhánh, khi ra lá thứ 5 thì xuất hiện nhánh thứ 2... Tuy nhiên nếu gieo mạ dược, mạ gieo thưa hoặc những cây quanh bờ cũng có hiện tượng đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh của lúa phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng

đốt kéo dài. Quá trình đẻ nhánh của lúa kết thúc sớm hay muộn phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Ngoài ra khả năng đẻ nhánh còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, mật độ cấy, chế độ nước và phân bón...Thường những giống đẻ khỏe tập trung thì số nhánh hữu hiệu cao, năng suất cao; những giống đẻ kém, lai rai thì số nhánh hữu hiệu thấp, cho năng suất thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Thông qua theo dõi chúng tôi nhận thấy khả năng đẻ nhánh của BT7 trong thí nghiệm 1 (thể hiện ở bảng 3.2) như sau: Tốc độ đẻ nhánh của lúa tăng dần từ

tuần 3 sau cấy, tăng mạnh nhất là tuần 5 sau cấy, từ tuần 5 đến tuần 6, 7 tăng vừa phải, đến tuần 8 là dừng đẻ. Từ tuần 9 sau cấy số nhánh đếm được giảm dần. Giống BT7 ở công thức bón 200 kg SP/ha đẻ nhiều nhất được17,9 nhánh/khóm, công thức

đối chứng đẻ ít nhất, đạt 14,7 nhánh/khóm.

- Số nhánh hữu hiệu: Là những nhánh thành bông, đây là chỉ tiêu quyết định năng suất sau này. Trong một khóm lúa có rất nhiều nhánh nhưng chỉ có một số

nhánh tạo làm đòng tạo thành bông gọi là nhánh hữu hiệu. Thông thường chỉ có nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có

điều kiện phát triển để trở thành nhánh hữu hiệu. Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu. Như vậy cần tác

động các biện pháp kỹ thuật như cấy mạ non, bón phân thúc sớm, đầy đủ thành phần dinh dưỡng, chế độ nước phù hợp để lúa đẻ nhánh sớm, kết thúc đẻ sớm sẽ tạo ra được nhiều nhánh hữu hiệu.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến khả năng đẻ nhánh của giống BT7 trồng vụ xuân 2013 tại Kiến Xương – Thái Bình.

Đơn vị: nhánh/khóm

Lượng bón SP

Tuần theo dõi sau cấy

3 4 5 6 7 8 9 NHH Đ/C 3,6 4,8 7,9 10,9 14,5 14,7 12,3 5,7 100kg/ha 3,5 4,8 10,0 13,5 16,7 16,9 12,5 6,1 150kg/ha 3,6 5,7 12,1 14,4 17,1 17,5 14,9 6,8 200kg/ha 3,7 5,8 11,1 14,3 17,7 17,9 15,3 7,3 LSD0,05 0,7 CV% 6,0 Ghi chú: NHH: Nhánh hữu hiệu

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: công thức có số nhánh hữu hiệu cao nhất là công thức bón 200 kg Stevia pellet/ha đạt 7,3 nhánh/khóm, tiếp đến là công thức bón 150 kg Stevia pellet/ha, đạt 6,8 nhánh/khóm. Công thức 2 bón 100 kg Stevia pellet/ha và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 công thức đối chứng có số nhánh hữu hiệu thấp. Như vậy công thức bón 150 và 200 kg SP có số nhánh hữu hiệu cao hơn bón 100 SP và đối chứng có ý nghĩa thống kê

ở mức xác suất 95%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)