Thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 41)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1 Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt nảy mầm đến khi chín hoàn toàn, nó phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy, giống, điều kiện nhiệt độ, thời tiết, phương thức gieo cấy và chếđộ chăm sóc... Nắm bắt được thời gian sinh trưởng của giống lúa qua từng thời kỳ khác nhau là cơ sởđể xác định thời vụ gieo cấy sớm hay muộn, cơ cấu giống, các công thức luân canh cũng như xác định các biện pháp kỹ

thuật chăm sóc bổ trợ nhằm rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng.

Tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có ba thời kỳ sinh trưởng chính là sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hóa hoa lúa. Thực tế là tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, đẻ nhánh tới nhánh tối đa. Thời kỳ

này cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như lá, rễ, nhánh...Đây là thời kỳ rất quan trọng tạo tiền đề cho số bông/m2 cao góp phần nâng cao năng suất. Đồng thời đây là thời kỳ quyết định số nhánh hữu hiệu, là các yếu tố

rất quan trọng tạo năng suất sau này. Thời kỳ này cây hút các chất dinh dưỡng và nước từ đất thông qua bộ rễ ăn nông ngay trên tầng đất mặt. Đồng thời lá cây hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời thông qua quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây. Chất hữu cơ này một phần dự trữ cho giai đoạn sau. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực tính từ lúc bắt đầu phân hóa hoa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh, bao gồm từ làm

đòng, phân hóa đòng đến trỗ bông, bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh. Thời kỳ chín là sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín. Kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.

Mỗi giống lúa có thời gian sinh trưởng nhất định. Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa người ta chia thành các nhóm giống ngắn ngày, trung ngày và dài ngày. Thời gian sinh trưởng của giống lúa được tính theo ngày, tính từ khi gieo mạ (hoặc sạ) đến ngày hạt lúa chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 cũng thay đổi nhưng không lớn nếu gieo trồng ở các thời vụ khác nhau trong những

điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất khác nhau. Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi theo giống lúa, giống lúa ngắn ngày thì số ngày trong thời kỳ này rút ngắn. Số ngày trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực và chín thường được ổn định.

Mỗi giống lúa có thời gian sinh trưởng qua các thời kỳ là khác nhau do đặc tính di truyền của giống. Các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện canh tác cũng tác động

đến thời gian sinh trưởng của giống. Vì vậy cần phải theo dõi thời gian sinh trưởng của giống để có cơ sở bố trí thời vụ, tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cơm gạo. Thời gian sinh trưởng của giống BT7 trong thí nghiệm 1 được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón Stevia pellet (SP) đến thời gian sinh trưởng của giống BT7 trồng vụ xuân 2013 tại Kiến Xương – Thái Bình

Lượng bón SP Thời gian từ...đến.... (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Gieo - Cấy Cấy - BRHX BRHX - BĐĐN BĐĐN - KTĐN KTĐN - BĐT BĐT - KTT KTT - CHT Đ/C 15 6 13 36 23 5 28 126 100kg/ha 15 6 13 35 24 5 28 126 150kg/ha 15 6 13 35 24 5 28 126 200kg/ha 15 6 13 36 23 5 29 127 Ghi chú: BRHX: bén rễ hồi xanh; BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh; KTĐN: Kết thúc đẻ nhánh; BĐT: Bắt đầu trỗ; KTT: Kết thúc trỗ; CHT: Chín hoàn toàn

-Thời gian từ gieo đến cấy là thời kỳ mạ, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình sinh trưởng tính từ khi gieo đến khi ra được 3 lá thật. Trong thời kỳ này vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh vì kích thước còn nhỏ nên dinh dưỡng yêu cầu không đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng phát triển và bước đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều. Đối với mạ sân thời kỳ này chỉ cần 3 lá là nhổ cấy nên cây mạ chống chịu kém, cần phải che phủ nilon khi trời rét, tưới nước đủẩm để cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 sinh trưởng tốt. Tuy thời kỳ này kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa bởi nếu tạo được cây mạ tốt mạ khỏe là làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra một cách thuận lợi.

Thời kỳ mạ của giống BT7 kéo dài 15 ngày. Mạ đảm bảo có đủ số lá, chiều cao, bề rộng gan mạ và sức sinh trưởng, sạch sâu bệnh.

- Thời gian từ cấy đến bén rễ hồi xanh: Đây là thời gian rất cần thiết để cây phục hồi bộ rễ và quen dần điều kiện đồng ruộng. Khi bộ rễ được phục hồi thì bắt

đầu hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Thời kỳ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào giống (khả năng chống chịu), điều kiện thời tiết, chếđộ nước, độ nông sâu khi cấy, phương thức gieo mạ... Qua theo dõi thấy vụ xuân 2013 giai đoạn này nhiệt độ xung quanh 18-19oC thuận lợi cho quá trình bén rễ hồi xanh nên giống BT7 trong các công thức của thí nghiệm 1 đều có thời gian bén rễ hồi xanh nhanh là 6 ngày.

- Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh: Thời kỳ này phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước tưới trong ruộng. Nếu ruộng có mực nước vừa phải lúa đẻ nhánh sớm, nếu quá nhiều nước làm chậm quá trình đẻ

nhánh.Trong thí nghiệm đã giữ được mực nước nông vừa phải, nhiệt độ luôn ổn

định xung quanh 19oC, có nắng, giống BT7 có thời gian từ khi bén rễ hồi xanh đến khi bắt đầu đẻ nhánh lá 13 ngày.

- Thời gian bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh: Thời kỳ này cây lúa phát triển nhanh và mạnh. Lúa tập trung vào quá trình phát triển bộ rễ, ra lá và

đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông nên cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng diện tích lá nhằm tăng khả năng quang hợp và tăng số dảnh hữu hiệu là hai yếu tố quan trọng

để tăng năng suất lúa như bón phân thúc sớm, nước tưới lộ ruộng, dặm tỉa đảm bảo mật độ hợp lý... Tuy nhiên cần phải tác động các biện pháp kỹ thuật giúp lúa

đẻ nhánh, đẻ khỏe đồng thời cũng kết thúc đẻ sớm, tránh hiện tượng đẻ nhánh lai rai, sinh ra nhiều nhánh vô hiệu.

Bón Stevia qua gốc, thời gian đẻ nhánh của giống BT7 qua các công thức không chênh lệch nhiều, dao động xung quanh 35-36 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 - Thời gian từ kết thúc đẻ nhánh đến khi bắt đầu trỗ: Đây là thời kỳ cây lúa chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Sau khi đẻ nhánh tối

đa cây lúa chuyển sang làm đốt, làm đòng. Thời kỳ này cây lúa còn ra những lá cuối cùng, nhánh đẻ vô hiệu bắt đầu lụi dần, các nhánh to khỏe được phát triển hoàn chỉnh để tạo thành nhánh hữu hiệu, chiều cao cây tăng chậm, các chất dinh dưỡng tập trung cho nuôi đòng. Thời kỳ này cây lúa có bộ rễđâm sâu, chất dinh dưỡng chủ

yếu được cây sử dụng là phân lân.

Giai đoạn phân hóa hoa và hình thành cơ quan sinh sản được phân chia làm nhiều bước khác nhau. Tiếp theo giai đoạn phân hóa hoa là giai đoạn trỗ bông: đòng sau khi phân hóa xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển rất nhanh của lóng trên cùng, khi toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là kết thúc giai đoạn trỗ. Thời gian trỗ

dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác. Thời kỳ này rất mẫm cảm với điều kiện thời tiết, nóng quá hoặc lạnh quá đều làm ảnh hưởng đến chất lượng đòng và tỉ lệ hạt chắc sau này, đặc biệt trên các giống chịu rét kém và mẫn cảm như BC15.

Trong thí nghiệm giống BT7 trong các công thức có thời gian từ kết thúc đẻ

nhánh đến khi bắt đầu trỗ dao động không nhiều, từ 23-24 ngày.

- Thời gian từ bắt đầu trỗ đến kết thúc trỗ: Đây là thời kỳ sinh trưởng cuối của cây lúa, quyết định năng suất sau này của cây lúa. Thời gian trỗ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác. Giống có thời gian trỗ càng ngắn càng tránh được nhiều

điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ở thời kỳ này điều kiện ngoại cảnh tác động rất rõ rệt đến năng suất nên cần nghiên cứu bố trí thời vụ hợp lý tránh tác động của các yếu tố bất lợi.

Qua theo dõi thời tiết, giai đoạn này nhiệt độ trung bình 25,5oC, ít nắng, mưa nhiều, trung bình từ mùng 1-10/5 lượng mưa lên đến 120,6 mm có ảnh hưởng đến năng suất sau này của BT7. Giống BT7 trong thí nghiệm 1 có thời gian trỗ là 5 ngày trong cả 4 công thức.

- Thời gian từ kết thúc trỗ đến chín hoàn toàn: Là thời kỳ phát triển cuối cùng của cấy lúa. Ở giai đoạn này các hoạt động của cây như tốc độ ra lá, chiều cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 cây ngừng hẳn. Tất cả các chất dinh dưỡng cây hút được tập trung nuôi hạt. Giai

đoạn này quyết định đến trọng lượng của hạt, là yếu tố quyết định năng suất lúa. Giai đoạn này cũng giống thời kỳ sinh trưởng sinh thực cây lúa là thời gian biến đổi không nhiều, thông thường là xung quanh 30 ngày tùy thuộc vào từng giống lúa. Giai đoạn này yêu cầu nhiệt độ cao vừa phải để tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng về hạt càng nhanh thì càng rút ngắn quá trình chín.

Qua theo dõi thấy thời gian chín của BT7 trong các công thức Đ/C, công thức bón 100kg/ha, 150 kg/ha là 28 ngày, công thức bón 200kg/ha là 29 ngày. Sự

chệnh lệch này là không lớn.

- Tổng thời gian sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chon tạo giống, có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất để bố trí thời vụ, lựa chọn hình thức gieo cấy, cách chăm sóc, phương thức canh tác và bố trí luân canh. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống để có biện pháp kỹ thuật phù hợp, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu nhằm đem lại hiệu quả cao cho sản xuất. Qua theo dõi chỉ tiêu này chúng tôi thấy thời gian sinh trưởng của BT7 trong thí nghiệm biến động không nhiều, từ 126-127 ngày.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phân stevia đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lúa BT7 trồng vụ xuân 2013 tại kiến xương thái bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)