Công tác quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 95)

III Dự án sản xuất kinh doanh

2 Dự án khởi công mớ

3.3.6. Công tác quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro

rủi ro

1. Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường xây dựng là một trong những nhiệm vụ của quản lý dự án xây dựng và có tầm quan trọng đặc biệt. Nếu không thực hiện tốt công tác này, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường có thể xảy ra. Hậu quả không những người lao động bị mắc bệnh tật, bị chấn thương hoặc tử vong mà nó còn để lại những gánh nặng và hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội, ngoài ra còn làm sụt giảm năng suất lao động và chất lượng công việc trên công trường. Ngoài ra còn kể đến sự vào cuộc của các cơ quan chức năng dẫn tới mất uy tín của doanh nghiệp xây dựng, chậm tiến độ thi công...

88

An toàn lao động không chỉ là quyền và trách nhiệm, là ý thức của không chỉ cá nhân người tham gia lao động mà cả người, đơn vị sử dụng lao động. Yêu cầu nhà thầu lập kế hoạch quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường; nêu lên được mục tiêu và nội dung những biện pháp cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời phải đưa ra cam kết thực hiện nghiêm túc kế hoạch này ở toàn công ty và đơn vị xây dựng.

Mục tiêu đưa ra với mục đích thi công được liên tục và an toàn. Nguyên tắc xây dựng mục tiêu là làm giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn lao động và tác động xấu đến môi trường, đảm bảo an toàn cho công trình, an toàn cho máy móc và thiết bị thi công, an toàn cho người làm việc trên công trường và đảm bảo vệ sinh môi trường như: tuyển chọn đội ngũ cán bộ và công nhân đáp ứng được nhu cầu công việc; thành lập phòng (ban) và mạng lưới cán bộ chuyên trách về an toàn và vệ sinh lao động do chỉ huy trưởng công trường phụ trách; xây dựng nội quy, kỷ luật tại công trường; trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong công trường; có những biện pháp theo dõi, nhắc nhở và có các chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Quản lý rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng

Sự tác động của môi trường kinh tế chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội và những đặc điểm cơ bản của dự án xây dựng (tính cá biệt, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thời tiết, vốn đầu tư lớn và xây dựng trong thời gian dài, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên, sản xuất xây dựng không ổn định, đòi hỏi nguồn lực lớn, công nghệ hiện đại) là những khả năng xuất hiện rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Vấn đề quản lý rủi to còn chưa được quan tâm đúng mức, còn là vấn đề mới mẻ. Đánh giá chung về quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng ở Việt

89

Nam theo các tiêu chí: mục tiêu, chủ thể quản lý, cơ chế chính sách và công cụ quản lý.

Về mục tiêu quản lý rủi ro: không đảm bảo được các mục tiêu đặt ra của dự án, dự án bị kéo dài về thời gian, phát sinh tăng chi phí so với dự toán ban đầu và chất lượng không đảm bảo. Rào cản lớn hạn chế quản lý rủi ro do: cơ sở lý luận về rủi ro còn thiếu và chưa đầy đủ; hoặc vấn để rủi ro nêu ra còn hẹp chủ yếu ám chỉ các vấn đề liên quan đến kỹ thuật; Các nhà quản lý chưa quen với khái niệm quản lý rủi ro, lợi ích của việc quản lý rủi ro chưa được chứng thực cụ thể, khách hàng và các đối tác không có nhu cầu quản lý rủi ro.

Về chủ thể quản lý rủi ro và các vai trò của Nhà nước trong công tác này: Chủ đầu tư là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý rủi ro, việc đầu tư hiện nay chủ yếu theo cơ chế xin - cho, các chủ đầu tư là người thay mặt Nhà nước chịu trách nhiệm về đầu tư, nhưng trách nhiệm chưa được gắn kết thực sự. Vì vậy chính cơ chế tự nó đã tạo ra nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư. Và xuất phát từ cơ chế xin - cho bao cấp của Nhà nước, xuất phát từ việc thiếu các quy định về trách nhiệm của các bên liên quan đến dự án và các chế tài xử phạt các rủi ro, tiêu cực đang xuất hiện ngày càng nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới hiệu quả dự án.

Về cơ chế, chính sách trong quản lý rủi ro: Hiện tại chưa có cơ chế quản lý rủi ro dự án, còn thiếu các điều kiện cần như các yếu tố về thời gian, nguồn lực, kinh phí cho công tác quản lý rủi ro dự án, chưa phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Về công cụ và quá trình quản lý rủi ro: Hiện nay các nhà quản lý chưa áp dụng công cụ cũng như quá trình quản lý rủi ro dự án. Mặt khác thông tin giữa các đối tác tham gia dự án, giữa các thành viên dự án không được trao đổi và cập nhật thường xuyên cũng là một yếu tố hạn chế.

90

Vì vậy mà tác giả đưa ra một số giải pháp kiểm soát, đối phó và phòng ngừa rủi ro: Do biến đổi khí hậu nên ảnh hưởng đến địa chất, địa hình nên khảo sát phải kỹ; Vốn bố trí đủ để thực hiện công trình sớm, đúng, đủ; Tránh Nhà thầu không đủ năng lực không thực hiện, thi công công trình; Mua bảo hiểm, cụ thể các biện pháp:

Kiểm soát rủi ro: Né tránh: loại bỏ khả năng bị thiệt hại hay không chấp nhận, không đầu tư vào những dự án mà tính rủi ro quá lớn; Mua bảo hiểm công trình để chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng; Giảm bớt thiệt hại bằng cách sử dụng các biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro liên tục và xây dựng các kế hoạch để đối phó và làm giảm mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

Giảm nhẹ (đối phó) với các rủi ro cụ thể cho từng giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị dự án: Về công tác quy hoạch, bảo đảm quy hoạch đi trước một bước, làm cơ sở cho việc triển khai, thực hiện dự án. Nâng cao chất lượng công tác dự báo và cung cấp thông tin phục vụ quy hoạch, nhà nước tạo điều kiện nâng cao chất lượng quy hoạch như bố trí đủ vốn cho công tác quy hoạch xây dựng. Phải có các chế tài đủ mạnh đối với các chủ thể tham gian thực hiện dự án đầu tư không tuân thủ pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện sai quy hoạch.

- Giai đoạn thực hiện dự án: Khâu khảo sát thiết kế - có cơ chế phát huy tính tự chủ, chịu trách nhiệm của tư vấn. Cần nâng cao năng lực, trình độ và có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn.

- Giai đoạn khai thác dự án: Cần có các quy định rõ ràng, cụ thể về duy tu, bảo dưỡng công trình xây dựng, huy động vốn cho bảo trì công trình. Quy định rõ trách nhiệm lợi ích của đối tượng quản lý khai thác công trình xây dựng.

91

Kết luận chương 3

Các dự án ngày càng gia tăng về quy mô và sự phức tạp làm cho nhu cầu về quản lý dự án chuyên nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Hình thức quản lý dự án chính là hình thức thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác nhóm. Nó kết hợp với các môn khoa học khác để giải quyết các vấn đề về lý luận, và thực tiễn quản lý các dự án. Để đạt được mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng của Tỉnh; tăng cường công tác quản lý dự án; khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm còn mắc phải trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng dử dụng vốn NSNN chung của tỉnh và tại Ban QLDA trách nhiệm không thuộc về riêng từng cá nhân mà là mỗi cá nhân và cả tập thể.

Tác giả đã đề xuất 6 giải pháp đó là:

- Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý và nguồn nhân lực của Ban QLDA

- Đáp ứng, quản lý tốt nguồn ngân sách và chi phí của dự án - Thực hiện tốt công tác đấu thầu - lựa chọn nhà thầu

- Tổ chức tốt công tác GPMB

- Nâng cao công tác quản lý tiến độ thi công và chất lượng dự án

- Thực hiện tốt công tác quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro.

Các giải pháp nêu trên nếu được thực thi nghiêm túc và đồng bộ thì công tác quản lý của Ban sẽ được cải thiện, năng lực quản lý được nâng lên và như vậy hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN tại Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình sẽ đáp ứng được mục tiêu của tỉnh đề ra.

92

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)