Nhiệm vụ cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 75)

III Dự án sản xuất kinh doanh

2 Dự án khởi công mớ

3.1.1. Nhiệm vụ cụ thể

1. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh đến năm 2015

Phát triển mạnh mẽ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số công trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, các khu du lịch trọng điểm, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê điều cấp bách, hệ thống xử lý chất thải rắn, hạ tầng văn hoá xã hội.

Từng bước phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để nâng cấp hệ thống đô thị toàn tỉnh theo quy hoạch.

Tập trung khai thác và huy động tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và toàn xã hội để tạo thành nguồn lực tổng hợp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong giai đoạn 2011 - 2015.

Huy động mọi nguồn vốn tham gia đầu tư phát triển đảm bảo bình quân 15.000 tỷ đồng/năm (giá 2008). Vốn NSNN giữ vai trò nòng cốt để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, kết cấu hạ tầng quan trọng; khuyến khích vốn dân cư và doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển, nhất là thực hiện đầu tư mới; đẩy mạnh vận động, xúc tiến, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

2. Đối với một số ngành, lĩnh vực chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN

- Nông nghiệp, thuỷ lợi: Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển đảm bảo an toàn phòng chống bão từ cấp 9 đến cấp 12; Kè, nạo vét các tuyến

68

sông, nạo vét các kênh tưới tiêu; xây dựng hồ chứa, hệ thống đập tràn, âu, trạm bơm, hệ thống cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường...

- Giao thông: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường tỉnh; đường đến trung tâm các xã; các đường trục mới phục vụ cho định hướng phát triển thành phố Ninh Bình mở rộng, thị xã Tam điệp, thị trấn Nho Quan, thị trấn Phát Diệm; đầu tư các tuyến đường tránh, các tuyến đường nội thị, giao thông nông thôn; Tuyến đường cao tốc kết hợp an ninh quốc phòng ven biển; tuyến đường sắt cao tốc bắc - Nam qua Ninh Bình;

- Công nghiệp và Xây dựng đô thị: xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp và làng nghề, hệ thống cảng sông, hệ thống cấp thoát nước các đô thị, các khu dân cư tập trung.

- Giáo dục đào tạo: Tiếp tục đầu tư hoàn thành xây dựng và cải tạo các công trình, dự án hạ tầng cho các cấp giáo dục và đào tạo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học nghề nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học

- Văn hoá thông tin, y tế, thể dục thể thao: Đầu tư xây dựng và trang thiết bị các bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực; các công trình thể dục thể thao; các công trình, dự án bảo tồn, bảo tàng, thư viện...

- Công trình công cộng và quản lý Nhà nước: Đầu tư xây dựng khu hành chính mới của tỉnh, huyện, xã, quảng trường, công viên, công trình hạ tầng kỹ thuật công công...

- Quốc phòng, an ninh: xây dựng và cải tạo các công trình, dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra nguồn kinh phí sự nghiệp có tính chất đầu tư sẽ đầu tư cho công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường; Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi; các hoạt động sự nghiệp địa chính; Điều tra

69

cơ bản; Các hoạt động sự nghiệp về môi trường; Nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng kỹ thuật mới...

3. Các chương trình, dự án trọng điểm

- Xây dựng CSHT, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp tại các khu công nghiệp Tam Điệp, Khánh Cư, Khánh Phú, Sơn Hà; cụm công nghiệp.

- Đầu tư xây dựng CSHT du lịch: Khu du lịch sinh thái Tràng An, CSHT khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu sinh thái Vân Long và các khu du lịch khác.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, xóa bỏ vùng ảnh hưởng lũ thường xuyên 2 huyện Gia Viễn, Nho Quan.

- Triển khai xây dựng các cơ sở công nghiệp lớn, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, đăc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động, hoặc công nghệ cao.

- Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp và dịch vụ. Lập quy hoạch điều chỉnh, mở rộng thành phố Ninh Bình đến năm 2030 (đô thị loại I), tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Tam Điệp trở thành thành phố (đô thị loại III), 2 thị trấn Nho Quan, Kim Sơn lên thị xã (đô thị loại IV).

- Tập trung đầu tư CSHT phát triển kinh tế ven biển; phát triển CSHT phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng vùng ven biển.

- Đầu tư nâng công suất cảng Ninh Phúc lên 3 triệu tấn/năm, nạo vét, chỉnh trị cửa Đáy, phát triển dịch vụ cảng và vận tải quá cảnh.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề, trước mắt là hoàn thiện hạ tầng làng nghề. Trong đó, chú trọng các nghề truyền thống sản xuất sản phẩm phục vụ du lịch, tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ trên địa bàn.

- Hoàn thiện một bước cơ bản về cơ sở hạ tầng then chốt về giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, các công trình văn hoá xã hội trường

70

học, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên và quảng trường ...

- Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo không gian lãnh thổ, phát triển đô thị gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch; phát triển nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp nông thôn; quy hoạch khu dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trước hết là giao thông nông thôn, kiên cố kênh mương, nước sạch và vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)