Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

III Dự án sản xuất kinh doanh

2.3.4.Nguyên nhân

2 Dự án khởi công mớ

2.3.4.Nguyên nhân

Do tình hình chung nên chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, là do xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn bất cập, lại bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát, thiên tai, dịch bệnh và những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập kinh tế. Về chủ quan, nhận thức về chủ trương, đường lối đổi mới ở một số bộ phận cán bộ nhà nước còn chậm và chưa thật đầy đủ. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số nơi còn yếu, kỷ luật chưa nghiêm. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một số nơi còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ công chức năng lực yếu, chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc còn thấp, trách nhiệm chưa cao.

Tư duy kinh tế chưa thực sự chủ động, đổi mới chưa kịp thời dẫn đến chậm trễ, lúng túng trong việc xây dựng, quản lý và thực hiện hệ thống kinh tế, xã hội đồng bộ, trước hết là hệ thống quy hoạch và các ngành, các điểm đột phá, trọng điểm. Công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội một số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tổ chức thực hiện còn chậm, thiếu chủ động, thiếu sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành.

Do Quản lý quy hoạch còn buông lỏng. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn những hạn chế nhất định, tiến độ thực hiện dự án còn kéo dài. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhất là ở nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Hệ thống khu, cụm công nghiệp chậm được hoàn chỉnh để đi vào khai thác. Mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, hạ tầng đô

65

thị và một số lĩnh vực kỹ thuật khác chưa hoàn chỉnh, chất lượng còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng núi, bãi ngang.

Đối với BQLDA, trong giai đoạn 2005-2011 hệ thống văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành về phân cấp, quản lý đầu tư xây dựng công trình, quản lý đấu thầu có nhiều thay đổi và còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế trong quá trình triển khai; giá cả nguyên nhiên vật liệu, nhân công luôn biến động. Mà các dự án trên đều được triển khai, khởi công vào thời điểm năm 2009 nên cũng không tránh khỏi mắc phải những thiếu sót chung trên trong quá trình thực hiện, áp dụng. Ngoài ra, các dự án đa phần là các công trình thi công theo tuyến, mặt bằng thi công trải rộng liên huyện; Chủ nhiệm dự án, cán bộ kỹ thuật được giao quản lý cùng một thời điểm nhiều dự án, nên việc quản lý việc kiểm tra, giám sát không thường xuyên, liên tục. Trong quá trình thực hiện dự án, bước lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán, chủ đầu tư đã ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn; Với mỗi gói thầu, hạng mục công trình, chủ đầu tư đã hợp đồng với đơn vị tư vấn để giám sát thi công, kiểm định chất lượng xây dựng; việc kiểm tra hồ sơ tư vấn, kết quả thẩm tra chưa được tỉ mỉ, kỹ càng nên chưa phát hiện ra những nhầm lẫn sai sót… nên trong quá trình quản lý không tránh khỏi những thiếu sót về mặt trình tự thủ tục, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Kết luận chương 2

Đầu tư xây dựng tạo nên hạ tầng quyết định sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Xây dựng chi phối cả kinh tế như xây dựng công trình cầu đường, cảng biển, sân bay, thủy điện, điện hạt nhân tới đời sống như xây dựng nhà ở, khách sạn, trường học, bệnh viện… tạo cơ sở quan trọng cho sản xuất, phục vụ đời sống và sinh hoạt. Công tác đầu tư xây dựng cũng luôn có quy định đi kèm về quản lý chất lượng, chống lãng phí, thất thoát. Vấn đề

66

lãng phí thất thoát, chất lượng xây dựng kém không phải hôm nay mới nảy sinh mà đã có từ lâu, là bệnh nan giải và khó khắc phục triệt để. Chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như lỗ hổng quy định khiến khâu nào cũng có những nhân tố gây thất thoát (khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu…), năng lực, phẩm chất cán bộ, thiếu cơ chế kiểm soát, chế tài xử phạt. Giám sát đấu thầu và sau đấu thầu, việc bắt tay, thông thầu, bán thầu dẫn đến chất lượng công trình kém, giá bị vống cao so với thực tế. Tình trạng ở đâu cũng có Ban thanh tra nhân dân, thanh tra cộng đồng nhưng công trình nào cũng quây rào, treo biển cấm vào khiến “không ai biết đấy là đâu”. Chỉ ra được thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư của tỉnh Ninh Bình và tại Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình; những ưu, nhược điểm về cơ cấu tổ chức, những kết quả đạt được cũng như tồn tại hạn chế và nguyên nhân dẫn đến nhưng tồn tại hạn chế đó là yêu cầu cấp thiết, là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn NSNN tại Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình.

67

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 72)