Dự án sử dụng vốn NSNN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 29)

1.3.1. Vốn đầu tư xây dựng

1. Các khái niệm

Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác,

22

được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.

Vốn đầu tư xây dựng là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng mức đầu tư.

Vốn đầu tư XDCB là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất.

2. Phân loại vốn đầu tư

Căn cứ vào nguồn hình thành vốn đầu tư phân thành:

Vốn NSNN; vốn tín dụng đầu tư; vốn đầu tư tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế; vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài; vốn ODA; vốn huy động từ nhân dân

Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án: Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của dự án đầu tư được phân thành 3 nhóm A,B,C với nguồn vốn tương đương theo phụ lục của những điều sửa đổi bổ sung Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo nghị định 92/NĐ- CP ngày 23/08/1997.

Căn cứ theo góc độ tái sản xuất phân ra: Vốn đầu tư xây dựng mới (xây dựng, mua sắm tài sản mới); vốn đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa. Ở đây, có thể kết hợp với đổi mới công nghệ và phục hồi.

Căn cứ vào Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là Nhà nước (Vốn Nhà nước); chủ đầu tư là các doanh nghiệp (vốn quốc doanh hoặc phi quốc doanh, độc lập và liên doanh, trong nước và nước ngoài); chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ (Vốn cá thể).

Căn cứ vào cơ cấu đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cho các ngành kinh tế (ngành cấp I, II, II,IV); vốn đầu tư cho các địa phương và các vùng lãnh thổ; vốn theo thành phần kinh tế

23

Căn cứ theo thời đoạn kế hoạch: Vốn đầu tư XDCB ngắn hạn (dưới 5 năm); vốn đầu tư XDCB trung hạn (từ 5 đến 10 năm); vốn đầu tư XDCB dài hạn (từ 10 năm trở lên).

1.3.2. Vốn NSNN, đặc thù và đặc tính của các dự án sử dụng nguồn vốn

NSNN

1. Vốn NSNN

Các nhà kinh tế Nga quan niệm: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia. Luật NSNN của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và Nhà nước của từng cộng đồng.

NSNN bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.

Đặc điểm của NSNN: Hoạt động thu chi của NSNN luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;

24

Hoạt động NSNN là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lãnh vực thu và chi của Nhà nước; NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;

Ngoài ra, NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của NSNN với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; hoạt động thu chi của NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

2. Đặc thù và đặc tính của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN

Đăc thù của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN: Phạm vi của dự án: ảnh hưởng một khu vực rộng, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều, sử dụng nhiều đất đai, tài nguyên; Tổng mức đầu tư lớn, được chính phủ cấp kinh phí theo tổng mức được duyệt và theo kế hoạch cấp hàng năm; Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình; Công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhiều, kinh phí cho đền bù lớn; Thời gian từ khi khởi công đến kết thúc dự án thường kéo dài, mức độ rủi ro chi phí phát sinh tăng; Công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao cho tổ chức khác quản lý vận hành, sử dụng, khai thác

Đặc tính của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN: Dự án phục vụ lợi ích công, đối tượng được hưởng lợi từ dự án mang lại là cộng đồng nhân dân trong khu vực của dự án; Dự án liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều người; Tác động ảnh hưởng của dự án đến các lĩnh vực: môi trường; văn hoá và các cơ sở hạ tầng khác; Dự án vì các mục đích, nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhiều khi chỉ một mục đích chính trị không xét đến hiệu quả kinh tế, hoặc bảo vệ tài sản, tính mạng, khắc phục hậu quả của thiên tai, biến đổi khí hậu, chương trình xóa đói giảm nghèo... Dự án phục vụ cho lợi ích của quốc gia, an ninh quốc phòng.

25

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)