0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tổ chức tốt công tác GPMB

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH (Trang 88 -88 )

III Dự án sản xuất kinh doanh

2 Dự án khởi công mớ

3.3.4. Tổ chức tốt công tác GPMB

Đền bù GPMB là một vấn đề nóng, gây ra tình trạng người dân khiếu kiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương tình trạng quản lý đất đai còn lỏng lẻo, nguyên nhân của những khiếu kiện xuất phát từ một số điểm bất hợp lý của Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn đi kèm bởi giá đất trên thị trường luôn biến động. Việc định giá đất đền bù phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Để thực hiện được điều này thì rất khó thực hiện vì không biết thế nào là sát giá thị trường, cũng không có cơ quan hay cơ sở tính toán nào để xác định giá thị trường cho những khu đất tại thời điểm thu hồi, GPMB cho chính xác. Mặt khác cách tính của Luật, để xác định giá từng thửa đất cũng chỉ phù hợp với các giao dịch mua bán đơn lẻ của các cá nhân, hộ gia đình rất khó xác định giá cho từng thửa đất của từng khu vực, nên Luật thực hiện đền bù theo giá thị trường là không cao.

Việc xác định giá đất nông nghiệp cũng gây nhiều tranh cãi, đất nông nghiệp có thể căn cứ vào giá chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất để định giá, nếu không có giao dịch chuyển nhượng hoặc cho thuê thì áp dụng phương pháp thu thập để xác định giá đất nông nghiệp.

81

Bên cạnh những khiếu kiện về giá đất đền bù, vấn đề gây nhiều thắc mắc là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có sự vênh nhau giữa Luật đất đai và Nghị định 84 trong quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một nghịch lý được phản ánh đó là những người dân chấp hành tốt việc GPMB lại được đền bù giá thấp. Công tác đền bù GPMB thường kéo dài 2-3 năm, thậm chí 5 năm. Giá đất mỗi năm lại khác nên những người dân đền bù trước lại bị thiệt thòi, những người dân chây ì không chịu giao đất thì lại được đền bù với giá cao hơn. Điều này khuyến khích người dân tiếp tục khiếu kiện, việc giao đất GPMB lại bị tiếp tục kéo dài.

Quy trình thực hiện bồi thường GPMB của nhiều địa phương hạn chế còn do sự vào cuộc của địa phương và các ngành chức năng còn thiếu quyết tâm...Tuyên truyền về dự án, công tác tư tưởng cho người dân chưa được coi trọng. Chưa tính đến quyền lợi và giải quyết thấu đáo các chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm, bố trí khu tái định cư cho người dân.

Giải pháp khắc phục những bất cập trên:

Ban QLDA ngoài việc kiến nghị với cơ quan chức năng cấp cao hơn về việc sửa giá đền bù cho phù hợp, tính giá theo từng khu vực và có quy định đối với điều kiện kinh tế mỗi địa phương mà quy định định mức hỗ trợ khác nhau. Kiến nghị việc đưa ra những đề xuất việc sửa đổi những điểm bất hợp lý giữa Luật đất đai và các Nghị định liên quan trong thời gian sớm nhất.

Để có được sự đồng thuận của người dân, thực hiện có hiệu quả việc thu hồi, GPMB yêu cầu Cán bộ BQL phối kết hợp với Đảng bộ xã, phường cần phải công khai quy hoạch đã được cấp trên phê duyệt và yêu cầu niêm yết quy hoạch tại UBND xã, phường. Làm việc với các cơ quan, ban, ngành liên quan, nhất là đối với chủ đầu tư để làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong thu hồi đất, GPMB. Trước khi tiến hành GPMB, cũng yêu cầu Đảng ủy

82

xã cần thành lập Ban GPMB gồm có đại diện chính quyền, nhân dân địa phương và cán bộ Ban QLDA.

Tổ chức các hội nghị, chuyên đề quán triệt các chủ trương, chính sách của trung ương, tỉnh, thành phố; yêu cầu Đảng bộ xã, phường còn cần chỉ đạo Đài truyền thanh tăng cường thời lượng tuyên truyền Luật Đất đai; các chủ trương, chính sách của trung ương, tỉnh và thành phố; Nghị quyết số 07- NQ/ĐU ngày 28/4/2009 của Đảng ủy về công tác giải phóng mặt bằng; gương các điển hình trong giải phóng mặt bằng… đến đông đảo người dân, qua đó giúp nhân dân nhận thức đúng đắn, sâu sắc về tầm quan trọng của giải phóng mặt bằng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Khi có được sự đồng thuận ủng hộ của người dân thì cán bộ ban QLDA, chủ đầu tư cần phối kết hợp với cán bộ xã, huyện triển khai nhanh công tác kiểm đếm, áp giá, tính toán phương án đền bù, tránh tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ khi triển khai.

3.3.5. Nâng cao công tác quản lý tiến độ thi công và chất lượng dự án

1. Về công tác quản lý tiến độ

Công cụ chủ yếu để theo dõi, quản lý tiến độ của dự án gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện. Mục đích của nó là dự án hoàn thành đúng thời hạn và đạt yêu cầu chất lượng và trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép.

Hiện nay, hầu như các dự án tại Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình quản lý bằng phương pháp lập tiến độ theo sơ đồ ngang (Gantt), tuy đơn giản, dễ xây dựng, dễ đọc, nhận biết về tình hình thực hiện các công việc nhanh hay chậm và tính liên tục rất hiệu quả. Tuy có thể giúp nhà quản lý nhanh chóng có những biện pháp đẩy nhanh tiến độ, sắp xếp lại công việc một

83

cách hợp lý; phân phối và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Nhưng hiện nay nhiều dự án lớn, độ phức tạp cao gồm nhiều hạng mục, biểu đồ Gantt khó chỉ ra đủ và đúng sự tương tác và mối quan hệ giữa các hạng mục. Giải pháp về quản lý tiến độ của Ban QLDA cho những công trình lớn, độ phức tạp cao và gồm nhiều hạng mục là đào tạo nguồn cán bộ mới vừa có kinh nghiệm nắm bắt thực tế công việc, vừa nhanh nhạy ứng dụng Phần mềm Microsoft Project trong việc lập và điều khiển tiến độ. Đồng thời, yêu cầu các nhà thầu thi công cung cấp tiến độ chi tiết và cử cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao phối kết hợp thực hiện.

Thực hiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư thông qua việc kiểm tra, đánh giá quá trình đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển KT-XH, đúng pháp luật; hạn chế rủi ro, đạt được hiệu quả KT-XH; Giúp cơ quan quản lý Nhà nước nắm và đánh giá được tình hình, kết quả hoạt động đầu tư ở địa phương; đề xuất cơ sở, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; Giúp các ngành, địa phương, chủ đầu tư chuẩn bị và thực hiện đầu tư các dự án đúng qui định quản lý Đầu tư và xây dựng; đảm bảo đầu tư có hiệu quả; giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc; chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí…

Về chế độ kiểm tra, ban QLDA tự tổ chức kiểm tra thường xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tổ chức kiểm tra ít nhất 1 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng... còn cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Ngoài ra, sẽ thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án nhóm B trở lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng giai đoạn thực hiện.

84

Có những quy định, chế tài nghiêm khắc, cụ thể về giám sát, đánh giá đầu tư và hình thức xử phạt thích hợp đối với những vi phạm quy định về giám sát và đánh giá đầu tư.

2. Về công tác quản lý chất lượng

a. Chất lượng khảo sát xây dựng:

- Số liệu thu thập trong công tác khảo sát để đầy đủ, độ chính xác và đáng tin cậy cao thì những căn cứ nhiệm vụ khảo sát được duyệt như cấp, loại công trình, quy mô đầu tư và độ phức tạp hay đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng phải được nhà thầu khảo sát nắm rõ, yêu cầu cán bộ giám sát phải sát sao. Ban QLDA cần tổ chức kiểm tra giám sát cán bộ công tác khảo sát thường xuyên; kết quả khảo sát phải được kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu đúng quy định.

- Trước khi lập đề cương khảo sát, yêu cầu cán bộ ban QLDA trong nhóm phân công ở từng dự án tiến hành thị sát tuyến, nghiên cứu kỹ địa hình địa mạo khu vực dự án để lập đề cương chi tiết, đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế, tránh bổ sung, điều chỉnh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án.

- Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các chuyên viên khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát.

- Để đảm bảo chất lượng và tiến độ hồ sơ, cần thiết phải tổ chức giao ban với đơn vị tư vấn, đồng thời cử cán bộ, chuyên viên trực tiếp qua trụ sở các đơn vị tư vấn phối hợp nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế hợp lý. Đối với những dự án yêu cầu gấp về tiến độ, tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần với tư vấn. Đưa các điều khoản cụ thể vào hợp đồng để yêu cầu Tư vấn phải bố trí đủ các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực hiện khảo sát, thiết

85

kế. Có các chế tài cụ thể để xử phạt những hồ sơ thiết kế không đảm bảo chất lượng. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm tra đồng thời lựa chọn các đơn vị thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tư vấn. b. Chất lượng thiết kế công trình

Tuyển chọn các tổ chức cá nhân có pháp nhân ngành nghề thiết kế rõ ràng, có năng lực và điều kiện thiết kế tương xứng với loại công trình và công trình. Yêu cầu nhà thầu thiết kế giới thiệu rõ dự định cử người chủ nhiệm đồ án thiết kế, những người chịu trách nhiệm chính về thiết kế kiến trúc, kết cấu, dây chuyền công nghệ và lắp đặt thiết bị vào công trình;

Chủ nhiệm và các cán bộ kỹ thuật Ban phụ trách dự án theo dõi, kiểm tra quá trình thiết kế từ bước phác thảo đến hoàn chỉnh nhằm nâng cao tính hoàn hảo của đồ án thiết kế và đảm bảo đúng tiến độ thiết kế;

Yêu cầu bên thiết kế cử người có trình độ tương xứng để thực hiện trách nhiệm giám sát tác giả trong thi công công trình và tham gia nghiệm thu, bàn giao sản phẩm theo quy định.

c. Chất lượng thi công công trình

Hàng tháng Lãnh đạo Ban được phân công phụ trách dự án họp trực tiếp tại công trường với tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu để đôn đốc kiểm tra chất lượng tiến độ. Các cán bộ của Ban có mặt thường trực tại hiện trường để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, sai khác giữa thực tế và bản vẽ, đồng thời tham gia phối hợp tăng cường giám sát, kiểm soát chất lượng công trình.

Yêu cầu các nhà thầu trước khi thi công phải trình Ban QLDA, tư vấn giám sát kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng bao gồm: kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị, công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.

86

Chủ đầu tư hay cán bộ Ban chịu trách nhiệm trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu phải công bằng, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu thi công hay làm tốt công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu để đảm bảo nhà thầu thi công và nhà thầu cung cấp thiết bị vật tư đúng quy định, đảm bảo năng lực. Yêu cầu nhà thầu thi công phải thi công bằng công nghệ thích hợp với đặc điểm công trình, thi công đúng với thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, đúng tiêu chuẩn hiện hành, thực hiện đúng hợp đồng đã ký với CĐT.

Vấn đề kỹ thuật đòi hỏi nhà thầu lựa chọn biện pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ để tạo nên công trình có chất lượng đáp ứng quy định, thỏa mãn nhu cầu mà vẫn tiết kiệm, tránh cắt xén, rút ruột công trình.

Ban QLDA cần tham mưu, thảo luận với nhà thầu thi công để chọn phương án thi công khả thi, đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất; Lập kế hoạch tiến độ kết hợp giải pháp sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả nhất; Thực hiện công tác chuẩn bị thi công và hậu cần sản xuất đầy đủ cho toàn công trường, từng giai đoạn và từng hạng mục

Đối với các nhà thầu thi công, yêu cầu phải sử dụng thiết bị đúng như hồ sơ dự thầu, nếu có trường hợp cần thay thế thì phải có năng lực hơn hoặc tương đương và phải trình tư vấn giám sát kiểm tra trước khi trình Ban chấp thuận. Yêu cầu nhà thầu phải có hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức nghiệm thu nội bộ trước khi trình TVGS và Ban nghiệm thu.

Quy hoạch tổng mặt bằng công trường, thiết kế mặt bằng thi công hạng mục khoa học, an toàn sản xuất và không gây tác động xấu đến môi trường; thiết lập bộ máy quản lý và nhân lực thi công phù hợp tính chất và đẳng cấp công trình dể đảm bảo chất lượng thi công từ chi tiết đến tổng thể.

Yêu cầu nhà thầu có biện pháp để tự tổ chức giám sát chất lượng nội bộ và chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện. Nhà thầu

87

cần ý thức về việc chịu sự giám sát thi công, giám sát cung ứng vật tư - thiết bị từ phía chủ đầu tư, nhà thiết kế và cả xã hội.

Khi phát hiện nhà thầu có biểu hiện thi công chậm, không đảm bảo chất lượng thì lập ngay biên bản hiện trường, yêu cầu lãnh đạo nhà thầu ký cam kết. Sau một thời gian nếu nhà thầu không có chuyển biến thi kiên quyết có giải pháp xử lý ngay tránh để tình trạng kéo dài ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của địa phương nơi có dự án đi qua. Địa phương nơi có dự án đi qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công trình. Với những dự án công tác giải phóng mặt bằng địa phương triển khai nhanh, mặt bằng bàn giao hoàn toàn thì việc tổ chức thi công sẽ khoa học, hợp lý hơn, dây chuyền thi công liên tục không bị gián đoạn. Việc giám sát cộng đồng của nhân dân cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dự án.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH (Trang 88 -88 )

×