0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 -37 )

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông.

- Địa hình Ninh Bình chia làm 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồng bằng: Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng 101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Về công nghiệp có cơ khí sửa chữa tàu, thuyền, chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, may, thương nghiệp dịch vụ, phát triển cảng sông.

Vùng đồi núi và bán sơn địa: Vùng này nằm ở phía tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Đặc biệt khu vực núi

30

đá có độ cao trên 200m. Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê), trồng cây ăn quả (dứa, vảu, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng.

Vùng ven biển: Ninh Bình có trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt), trồng cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thuỷ hải sản.

- Khí hậu: Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23P

0

P

c. Số lượng giờ nắng trong năm trung bình trên 1100 giờ. Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm.

- Giao thông: Ninh Bình là điểm nút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam. Đường bộ, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A. Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng. Đường thủy, tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thuỷ rất thuận lợi do có nhiều con sông lớn như: Sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Lạng. Ngoài ra còn có các cảng lớn như: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tài nguyên: Tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 kmP

2

31

nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm. Tài nguyên nước mặt khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải thuỷ. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông chính trên 496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/kmP

2

P

. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 hồ chứa nước lớn, diện tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu mP

3

P nước, năng lực tưới cho 4.438 ha.

Tài nguyên rừng, so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Rừng tự nhiên có tổng diện tích là 13.633,2ha, trữ lượng gỗ 1,1 triệu mP

3

P

, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan. Rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú. Rừng trồng có diện tích đạt 5.387ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn (vẹt và sậy). Tài nguyên biển, bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện. Vùng biển Ninh Bình có tiểm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2000÷2.500tấn/năm.

Tài nguyên khoáng sản bao gồm: đá vôi, đất sét, nước khoáng và than bùn. Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác. Đất sét thì

32

phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (thị xã Tam Điệp), huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc. Nước khoáng Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53÷54P

0

P

C. Nước khoáng Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh. Than bùn, trữ lượng nhỏ, khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

2. Tình hình kinh tế - xã hội

Dân số lao động và việc làm: Với quy mô dân số năm 2009 là gần 900 nghìn người. So với dân số khu vực đồng bằng Sông Hồng, dân số tỉnh Ninh Bình chiếm 5,6% và bằng 1,2% dân số cả nước. Mật độ dân số của tỉnh (khoảng 675 người/km2) thấp hơn mật độ trung bình của vùng, dự kiến dưới 1 triệu người đến 2020 và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng”, là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.

Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất lượng và đang ở thời kỳ đầu với tổng lao động năm 2008 chiếm 51,2% dân số (khoảng 480,3 nghìn người). Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng ĐBSH cũng như cả nước. Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế, cung cấp đủ lao động cho xây dựng lúc cần thiết.

Nình Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực nên chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn do đó tạo nên một nền văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng

33

sông Hồng. Nhiều lễ hội lớn, văn hóa ẩm thực cũng phong phú. Du lịch cũng là tiềm năng, tương đối phong phú và đa dạng. Nhiều danh lam thắng cảnh đã, đang được UNESCO công nhận. Với tiềm năng như vậy, cũng đang giải quyết khá tốt công ăn việc làm cho nhân dân nhiều vùng trong tỉnh.

Theo báo cáo tình hình kinh tế quý I/2012: Sản xuất công nghiệp và xây dựng, đầu tư phát triển: Mặc dù sản lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng như xi măng, thép cán, gạch nung bị ảnh hưởng của việc cắt giảm đầu tư nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn duy trì mức tăng khá, đạt 3.178 tỷ đồng, tăng 20% so với quý I năm 2011, đạt 21% kế hoạch cả năm. Sản xuất vật liệu xây dựng giảm sút: Xi măng và clanhke (1,8 triệu tấn, giảm 14,8%); đá khai thác (0,85 triệu m3, giảm 31%); sắt xây dựng (17,7 nghìn tấn, giảm 24,5%); gạch nung (87,2 triệu viên, giảm 29,9%)...

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn quý I/2012 đạt gần 3.813 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ, đạt 21% kế hoạch cả năm. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước đạt 369,8 tỷ đồng, giảm 37,5%; vốn vay đạt gần 263,3 tỷ đồng, giảm 37,3%; vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước 53,6 tỷ đồng, giảm 13,5%; vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt gần 1.521,1 tỷ đồng, tăng 24,1%; vốn trong dân cư đạt 1.040 tỷ đồng, tăng 48,6%. Khối lượng thực hiện một số nguồn vốn giảm do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và do chưa được giao và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ, vốn CTMTQG kế hoạch năm 2012. Một số công trình trọng điểm có khối lượng thực hiện lớn trong quý như: Dự án nhà máy đạm Ninh Bình đạt 330 tỷ đồng; nhà máy xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Phú Sơn; hạ tầng khu công nghiệp Khánh phú; các dự án giao thông, thủy lợi như cải tạo, nâng cấp đê Hữu Đáy; nâng cấp tuyến đê Hữu Hoàng Long và sông Đáy kết hợp giao thông đoạn từ Bái Đính đi Kim Sơn; nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1A; đường 477 kéo dài; củng cố, nâng cấp tuyến đê tả Hoàng Long; nâng cấp, sửa chữa hồ Thường Sung;

34

kè và và xây dựng đường giao thông hồ Máy Xay; xây dựng hệ thống thuỷ lợi 5 xã miền núi Năm Căn...

Thực hiện nghiêm túc việc triển khai thực hiện tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh kịp thời phân bổ và chủ động bố trí nguồn vốn để đẩy nhanh thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, tập trung cho các công trình phòng chống lụt bão, thủy lợi, giao thông... phục vụ sản xuất và dân sinh. Đến nay đã giao xong kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương là 633,5 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 339,784 tỷ đồng; hoàn thành dự kiến phân bổ giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch năm 2012, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, báo cáo Chính phủ sẽ giao kế hoạch vốn tháng 4/2012; đã báo cáo nhu cầu sử dụng vốn Chương trình MTQG, đảm bảo đúng hướng dẫn của Trung ương. Lũy kế vốn giải ngân từ 01/01/2012 đến 29/3/2012 là 160 tỷ đồng, bằng 16,39% kế hoạch (trong đó, thanh toán khối lượng gần 143,3 tỷ đồng, bằng 89,78% giá trị giải ngân).

Về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp: cấp giấy chứng nhận đầu tư 02 dự án thép (Công ty TNHH thép KYOEI tại KCN Khánh Phú và KCN Tam Điệp giai đoạn II), với tổng mức đầu tư là 4.577 tỷ đồng; điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn tăng thêm 4 triệu USD, 2 dự án trong nước với tổng vốn tăng trên 116,4 tỷ đồng; đăng ký kinh doanh cho 68 doanh nghiệp, 15 chi nhánh, văn phòng đại diện (giảm 30% so với cùng kỳ năm 2011) với tổng vốn đăng ký trên 5.150 tỷ đồng.

2.1.2 Tình hình thực hiện công tác ĐTXD cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình giai đoạn 2006-2010

1. Tổng thể tình hình thực hiện chính sách về ĐTXD cơ sở hạ tầng sử dụng vốn NSNN

35

Trong những năm qua cơ chế chính sách trong quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Công tác đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo kịp với tình hình phát triển chung về đầu tư và xây dựng, trình độ năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nước được nâng lên, tích luỹ nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Công tác đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng đã được tỉnh quan tâm chỉ đạo, trong quá trình triển khai thực hiện đã bám sát các văn bản quy phạm pháp luật; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của cả nước và của tỉnh; các Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh.

UBND tỉnh đã đẩy mạnh việc phân cấp, uỷ quyền quản lý đầu tư xây dựng cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, sở ngành; đã ban hành Quyết định số 1188/2006/QĐ-UBND ngày 02/8/2006 về việc uỷ quyền quản lý đầu tư xây dựng, Quyết định số 2178/2007/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 về việc phân cấp, uỷ quyền quản lý đầu tư xây dựng (thay thế Quyết định số 1188/2006/QĐ-UBND). Việc tăng cường phân cấp, uỷ quyền quản lý đầu tư xây dựng của tỉnh đã phát huy được tính chủ động và nâng cao trách nhiệm cho cấp huyện, cấp xã, sở, ngành trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ của quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này thông qua chế độ báo cáo, hướng dẫn, kiểm tra của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng cấp tỉnh. Đồng thời trình độ, năng lực quản lý đầu tư xây dựng của đội ngũ cán bộ ở các cấp được nâng lên rõ rệt. Việc đẩy mạnh phân cấp cũng đã làm giảm nhiều khối lượng công việc cho UBND tỉnh và các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng của tỉnh, để tập trung vào việc quản lý các dự án trọng điểm và các dự án có tính chất kỹ thuật phức tạp, có quy mô vừa và lớn trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên khi thực hiện quy định về phân cấp, quản lý dự án đầu tư theo quyết định 2178/2007/QĐ-UB ngày 17/9/2007 cũng còn gặp phải những

36

bất cập: Trình độ chuyên môn về quản lý dự án đầu tư của các đơn vị được phân cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh còn thiếu và yếu kém về trình độ.

2. Tình hình thực hiện các thủ tục đầu tư a. Công tác thẩm định dự án đầu tư

Việc thẩm định, phê duyệt dự án đã tuân thủ theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý đầu tư xây dựng công trình; các quy định của các Bộ, ngành và của UBND tỉnh về công tác đầu tư và xây dựng. Trong quá trình thẩm định các dự án đã căn cứ vào các quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt như: Quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lãnh thổ... để xem xét đến sự phát triển của kiến trúc đô thị đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, huyện thị hữu quan.

Trong 5 năm (2006-2010) đã thẩm định 470 dự án sử dụng vốn NSNN, với tổng số vốn 28.300 tỷ đồng, qua thẩm định đã cắt giảm được 1.052 tỷ đồng (giảm 3,7%) so với chủ đầu tư trình duyệt. Thẩm tra 145 dự án của các doanh nghiệp ngoài nhà nước với tổng số vốn 11.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên trong khi thực hiện công tác này không tránh khỏi những sai sót và rùi ro:

- Việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý: Công tác lập, thẩm định, phê

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH (Trang 37 -37 )

×