0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quá trình hình thành và phát triển Ban QLDA

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH (Trang 61 -61 )

III Dự án sản xuất kinh doanh

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Ban QLDA

Ban QLDA cơ sở hạ tầng Thủy lợi được UBND tỉnh Ninh Bình thành lập tại Quyết định số 1727/QĐ-UB ngày 23/7/2004 với tên ban đầu là Ban QLDA nâng cấp đê Tả Hoàng Long và đê Đầm Cút. Năm 2006 được đổi tên thành Ban QLDA cơ sở hạ tầng Thủy lợi tại quyết định số 782/QĐ-UB ngày 14/4/2006 của UBND Tỉnh.

Ban QLDA cơ sở hạ tầng Thủy lợi có đội ngũ cán bộ viên chức kiêm nhiệm và chuyên trách. Có trình độ thạc sĩ: 3 người; đại học: 42 người; Thuộc các chuyên ngành: xây dựng, giao thông, thủy lợi, tài chính, quản trị kinh doanh. Cán bộ viên chức của BQL vừa có năng lực, trình độ chuyên môn, vừa tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn, đã đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý đầu tư xây dựng. Tổ chức, bộ máy của BQLDA cơ sở hạ tầng Thủy lợi gồm có: Lãnh đạo Ban QLDA: giám đốc và các phó giám đốc; Các phòng chức năng: Phòng thẩm định, phòng thi công, phòng kế toán, phòng hành chính tổng hợp; Chủ nhiệm dự án các công trình và cán bộ kiêm nhiệm Ban. Bộ phận kế toán của Ban QLDA hoạt động độc lập gồm kế toán chuyên trách và kiêm nhiệm, áp dụng chế độ kế toán chủ đầu tư do Bộ tài chính ban

54

hành tại Quyết định số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/2/2000 về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban QLDA

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi

Theo quyết định số 428/QĐ-SNN ngày 30/10/2008 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phân công, phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định 457/QĐ-SNN ngày 15/10/2009 của Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ,

Phòng Thẩm định Thi công Phòng Phòng HC tổng hợp Phòng kế toán - kế hoạch PGĐ phụ trách kỹ thuật Giám đốc PGĐ phụ trách GPMB - đấu thầu Chủ nhiệm DA các công trình xây dựng Kỹ thuật A G.P.M.B Kỹ thuật A Giám sát xây lắp Kỹ thuật A Giám sát thiết bị Kỹ thuật A Giám sát điện

55

quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế của Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi; Quyết định số 193/QĐ-CSHTTL ngày 29/10/2009 của Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng chuyên môn và chủ nhiệm dự án thuộc Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi; Thuyết minh về cơ cấu tổ chức của Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình: Giám đốc Ban giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình kiêm nhiệm Ban. Ban được thành lập với 3 phó Giám đốc, giữ các chức vụ Chi cục trưởng; chi cục phó; Trưởng phòng kỹ thuật Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Ninh Bình kiêm nhiệm Ban. Năm 2012 bổ nhiệm thêm 1 phó Giám đốc Ban chuyên trách, với lý do dự án tăng về số lượng và yêu cầu chất lượng; các Phó Giám đốc là kiêm nhiệm nên việc tập trung công việc, thực hiện nhiệm vụ quản lý cho từng dự án, kiểm tra trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân tham gia quản lý dự án chưa được sâu sát, quyết liệt.

Số lượng cán bộ ở các phòng Ban khi mới thành lập chỉ tiêu chuyên trách được giao là 25 người; do yêu cầu cấp thiết của khối lượng công việc, cán bộ kỹ thuật kiêm nhiệm cắt giảm và chuyển dần sang ban chuyên trách nên năm 2012 chỉ tiêu chuyên trách được tăng lên là 35 người. Và số lượng cán bộ chuyên trách hiện tại ở các phòng cụ thể là: Phòng Thẩm định cán bộ chuyên trách là 11 người, kiêm nhiệm là 4 người. Phòng Quản lý thi công cán bộ chuyên trách là 8 người, kiêm nhiệm là 10 người. Phòng Kế toán - kế hoạch cán bộ cán bộ chuyên trách 4 người, kiêm nhiệm 5 người. Phòng Hành chính tổng hợp cán bộ chuyên trách là 3 người.

Chủ nhiệm dự án các công trình xây dựng dần được trẻ hóa, được sự hướng dẫn, hỗ trợ, dìu dắt của các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm nên năng lực của cán bộ trẻ của Ban không ngừng được cải thiện, phát triển. Ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình đang

56

chuyển dần từ kiêm nhiệm sang chuyên trách, phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng quản lý.

Về Kỹ thuật A từ GPMB, giám sát xây lắp, giám sát thiết bị, giám sát điện mỗi dự án đều được thành lập một tổ công tác với các vị trí được phân bổ rõ ràng: phụ trách dự án là 1 Phó giám đốc, 1 Chủ nhiệm dự án là trưởng hoặc phó phòng Thẩm định hoặc Quản lý thi công, 1 Phó chủ nhiệm dự án 2 cán bộ kỹ thuật 1 phòng thẩm định và 1 phòng quản lý thi công, 1 kế toán. Vì thế mà dự án được theo sát từ khi chuẩn bị đầu tư - hình thành ý tưởng đến khi bàn giao đưa dự án vào sử dụng; việc quản lý dự án về chất lượng, tiến độ, chi phí được từng thành viên trong tổ nắm rõ cũng như việc báo cáo với lãnh đạo cấp trên ở từng giai đoạn là rất sát sao.

Tóm lại, đánh giá của tác giả về về cơ cấu tổ chức Ban QLDA cơ sở hạ tầng thủy lợi Ninh Bình: là mô hình tổ chức khá phổ biến ở nước ta có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: tạo ra một bộ máy ổn định cho việc chuyên trách quản lý quá trình thực hiện dự án với quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng: Quyền tự chủ của giám đốc rất lớn, kể cả về phân phối thu nhập giúp cho bộ máy vận hành năng động và đồng bộ. Kiểm soát tốt các nguồn tài chính cho dự án, linh hoạt trong quá trình điều chỉnh giữa dự án và thực tế cho phù hợp.

Nhược điểm: Bộ máy cơ cấu đầy đủ cả các phòng chức năng tăng số lượng về nhân lực cũng như tăng về chi phí quản lý, cũng là áp lực lớn khi các dự án chuyển tiếp chưa có, hoặc chưa có vốn để triển khai.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦY LỢI TỈNH NINH BÌNH (Trang 61 -61 )

×