Giải pháp chung của Tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 79)

III Dự án sản xuất kinh doanh

2 Dự án khởi công mớ

3.2. Giải pháp chung của Tỉnh

- Rà soát lại quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn đảm bảo quy hoạch có chất lượng và ổn định lâu dài. Tổ chức quản lý đầu tư theo quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính bằng các việc làm cụ thể trong lĩnh vực đầu tư phát triển như rà soát, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới thuộc thẩm quyền UBND tỉnh phù hợp với các Luật, Nghị định mới ban hành, củng cố, sắp xếp bộ máy, phân cấp rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng;

- Tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư phát triển; kiên quyết điều chuyển vốn từ các công trình không có khả năng, hoặc khối lượng thực hiện thấp sang dự án cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Tiếp tục thực hiện việc phân cấp cho cấp huyện, gắn liền với chỉ đạo, kiểm tra trong quản lý đầu tư xây dựng; coi trọng giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư;

- Đối với các dự án đầu tư chưa có trong danh mục hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ hoặc danh mục dự án được sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ chủ đầu tư chưa cho triển khai thi công;

72

Vốn Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn tới cần được định hướng tập trung cho đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XX, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngắn, trung và dài hạn. Vốn ngân sách nhà nước sẽ tập trung đầu tư theo các ngành và lĩnh vực như sau:

- Nông nghiệp, nông thôn: Tập trung thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại. Tiếp tục đầu tư cho các công trình tiến tới xoá bỏ vùng phân lũ, chậm lũ; đầu tư hạ tầng các xã nghèo của tỉnh; đầu tư hạ tầng vùng chuyên canh. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê đảm bảo an toàn phòng chống gió bão từ cấp 9 trở lên, kè, nạo vét các tuyến sông, nạo vét các kênh tưới tiêu, xây dựng hồ chứa, hệ thống đập tràn, hệ thống thuỷ lợi vùng nuôi trồng thuỷ sản, các trạm bơm, hệ thống cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn...;

- Giao thông: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường tỉnh; đường đến trung tâm các xã; đường cứu hộ, cứu nạn; các đường trục mới phục vụ cho định hướng phát triển thành phố Ninh Bình mở rộng, thành phố Tam điệp và 2 thị xã Nho Quan, Phát Diệm, đầu tư các tuyến đường tránh, các tuyến đường nội thị, giao thông nông thôn;

- Công nghiệp - Xây dựng: Xây mới và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước các đô thị, các khu dân cư tập trung và các công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch; hỗ trợ xây dựng hạ tầng các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, hỗ trợ xây dựng hạ tầng các làng nghề...;

- Du lịch: Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho khu và điểm du lịch làm tiền đề thu hút các nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư khai thác các dịch vụ du lịch;

73

- Giáo dục đào tạo: Tiếp tục đầu tư hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường lớp học, đầu tư cho các trường đại học, trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường và các trung tâm dạy nghề...;

- Văn hoá thông tin, y tế, thể dục thể thao: Đầu tư xây dựng và trang thiết bị các bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực; các công trình thể dục thể thao; các công trình trùng tu di tích và các công trình văn hoá khác...;

- Công trình công cộng và quản lý Nhà nước: Đầu tư xây dựng khu hành chính mới của tỉnh, huyện, xã, quảng trường, công viên, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị...;

Ngoài ra nguồn kinh phí sự nghiệp được bố trí từ ngân sách sẽ đầu tư cho công tác duy duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường; Duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi; các hoạt động sự nghiệp địa chính; Điều tra cơ bản; Các hoạt động sự nghiệp về môi trường; Nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng kỹ thuật mới...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi tỉnh Ninh Bình (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)