Các quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 32)

Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu về một sự vật hiện tượng, chúng ta cần xem xét nó một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái hoạt động và phát triển, để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta đặt sự vật trong một hệ thống chỉnh hợp các mối quan hệ của nó với các yếu tố khác. Giúp chúng ta phân tích đối tượng thành các bộ phận các phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc hơn để tìm ra tính hệ thống của chúng. Đồng thời cũng đảm bảo tính thống nhất của các hợp phần nghiên cứu.

Quan điểm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai” theo báo cáo Brundtland năm 1987 của Ủy ban môi trường và Phát triển Thế giới – WCED. Quan điểm phát triển bền vững trong nghiên cứu được thể hiện thông qua việc đề xuất định hướng các sinh kế. Các sinh kế được đề xuất trong nghiên cứu phải đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường.

30

Quan điểm bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn: Bảo tồn là hoạt động bảo vệ và duy trì; phát triển có thể hiểu đơn giản là sự đi lên hay lớn lên của sự vật. Bảo tồn để phát triển trong nghiên cứu chỉ sự bảo vệ và duy trì hiện trạng cũng như các giá trị của tài nguyên từ đó tạo nguồn lợi không ngừng cho cộng đồng địa phương. Còn phát triển để bảo tồn lại chỉ khi người dân thu được nguồn lợi từ những giá trị mà mình đã bảo tồn thì từ đó sẽ có ý thức hơn trong việc khai thác làm sao để thu được lợi ích lâu dài nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)