Kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 48)

Hiện tại, trình độ phát triển kinh tế của địa phương chưa cao, nền kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp; kinh tế công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, nhỏ bé, tốc độ phát triển còn chậm; ngành kinh tế dịch vụ và du lịch đã bước đầu phát triển theo chiều hướng tăng tốc, tuy nhiên hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế.

Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Vân Đồn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng giá trị sản xuất 934 1076,6 1983 Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp 418,2 464,2 798 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng 270,6 321 623 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 245 295 562 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tiểu ngạch) - 147 180

Tổng vốn đầu tư - 106,3 619

Tổng thu ngân sách nhà nước 48 55 83

Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Vân Đồn năm 2012, 2013

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt được ở mức khá cao. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực đạt được khoảng 15,2%/năm, tăng lên mức 19,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Từ năm 2010, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế quốc gia, kinh tế địa phương cũng bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn có xu hướng giảm. Năm 2013, địa phương chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 16%, thấp hơn so với mức bình quân năm của giai đoạn 2006 – 2010. Với mức tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn từ 2000 – 2012, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng khoảng 8,4 lần, từ mức 128,9 tỷ đồng năm 2000 lên mức 1079,6 tỷ năm 2012 (tính theo so sánh năm 1994). Năm 2013 giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực đạt 1.983 tỷ đồng (giá so sánh 2010, nếu tính theo giá hiện hành là 2.906 tỷ đồng). Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhưng có thể thấy quy mô kinh tế của địa phương vẫn còn khá nhỏ bé.

46

Nếu xét theo các ngành nghề, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh và mạnh, trong khi đó ngành nông, lâm, thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

Nông, lâm và thủy sản là ngành quan trọng đối với kinh tế địa phương, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Năm 2013, tỷ trọng của nhóm ngành này chiếm khoảng hơn 40%. Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này giai đoạn 2001 – 2005 đạt 15,5%/năm, giảm nhẹ xuống 13,2%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, và khoảng 14,6%/năm giai đoạn 2011 – 2013. Đóng góp của ngành thủy sản là lớn nhất trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản.

Quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn rất khiêm tốn và đang trong quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp. Giá trị sản xuất của ngành chiếm một tỷ trọng không lớn, khoảng 20 – 25% giá trị sản xuất toàn nền kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực năm 2013 đạt 623 tỷ đồng (theo giá hiện hành đạt 935 tỷ đồng). Cơ cấu ngành nghề công nghiệp còn giản đơn, gồm các nhóm ngành khai thác: khai thác đánh bắt và chế biển hải sản, nông, lâm sản chiếm khoảng 35,2%, các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc, đồ gia dụng,.... khoảng 17,4% còn lại là các ngành khác.

Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 16,5%,; giai đoạn 2005 – 2010 tăng lên 27,5%/năm và trong 3 năm (2011 – 2013) tốc độ tăng trưởng bình quân năm của những nhóm ngành này vào khoảng 17,8%/năm.

Cùng với ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao từ năm 2000 cho đến nay. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt khoảng 11,6%/năm và 32,5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, giảm xuống 20,1%/năm giai đoạn 2011 – 2013.

Ngành du lịch của khu vực đã có sự khởi sắc, hoạt động du lịch ngày càng trở nên sôi nổi, nhất là trong dịp hè. Hoạt động thương mại diễn ra ổn định, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tăng trưởng khá. Năm 2013, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đã tăng từ mức 267 tỷ đồng năm 2009 lên khoảng 620 tỷ đồng năm 2013. Trong tổng số 620 tỷ vốn đầu tư trên địa bàn năm 2013, vốn Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý 157,57 tỷ đồng (chiếm 25,4%), vốn

47

do huyện quản lý 281,792 tỷ đồng (chiếm 45,5%), vốn đầu tư xây dựng trong dân cư và doanh nghiệp là 180 tỷ đồng (chiếm 29%).

Hình 10-11. Các hoạt động sinh kế tại khu vực

Căn cứ vào những số liệu trên, chúng ta có thể thấy được kinh tế khu vực vẫn chủ yếu phục thuộc vào nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp, trong đó chủ yếu là ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản). Sau ngư nghiệp là các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong đó, các hoạt động nông – lâm nghiệp có nhiều tác động đến tài nguyên địa hình nhất. Tiếp sau các nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Các nhóm ngành này tuy hiện nay tỷ trọng đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của khu vực chưa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định và không ngừng phát triển. Đây có thể coi là nhóm ngành có tác động nhiều nhất đến tài nguyên địa hình bởi vì các hoạt động của nhóm ngành này như: khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình,... đều cần sử dụng một lượng lớn diện tích bề mặt và làm thay đổi rất lớn bề mặt khu vực sử dụng. Cuối cùng nhóm ngành du lịch, dịch vụ, đây có thể coi là nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh tróng nhất và đang dần trở thành mũi nhọn kinh tế của khu vực. Trong nhóm ngành này, các hoạt động du lịch là các hoạt động đặc thù khai thác một cách trực tiếp nhất các giá trị của tài nguyên địa hình. Thông qua các hoạt động của mình, các hoạt đông du lịch cũng tác động ngược trở lại đến tài nguyên địa hình như: du khách viết vẽ bậy lên bề mặt hang, cảnh quan; du khách phá hủy một số dạng cảnh quan như bẻ nhũ đá,....

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KHU VỰC NGHIÊN

CỨU VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, BẢO TỒN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)