XÁC LẬP CÁC TIÊU CHÍ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 85)

PHƯƠNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG

Như trong khái niệm về sinh kế bền vững đã đề cập sinh kế bền vững là những sinh kế vừa đảm bảo được vai trò của mình đó là một phương tiện kiếm sống của con người và vừa đảm bảo các tiêu chí của phát triển bền vững. Chỉ khi thỏa mãn được hai điều kiện đó một sinh kế mới được coi là sinh kế bền vững.

Như đã đề cập tại Chương I, trong các nghiên cứu của Scoones (1998) và

DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.

- Bền vững về kinh tế: được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập của hộ gia đình.

83

- Bền vững về xã hội: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực.

- Bền vững về môi trường được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy hải sản,…), không gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường,…). - Bền vững về thể chế: được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình quy hoạch chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian.

Căn cứ vào những tiêu chí chính trên cùng với tình hình thực tế tại Việt Nam nói chung và khu vực nói riêng, nghiên cứu đưa ra các tiêu chí về sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương tại Bái Tử Long như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)