Trong Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 có viết : “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch”. Hay nói cách khác, sản phẩm du lịch bao gồm các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Các hoạt động du lịch về cơ bản được xây dựng dựa trên việc đầu tư khai thác hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa điểm du lịch.
72
Hình 38. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên du lịch vịnh Bái Tử Long
73
Các tuyến điểm tham quan du lịch chính
Hiện nay có hai tuyến chính đưa du khách đếm thăm quan vịnh Bái Tử Long: 1 – Tuyến đường bộ du khách có thể đi từ thành phố Hạ Long theo quốc lộ 18 rồi rẽ vào Vân Đồn tại ngã ba chợ Cửa Ông (xã Cửa Ông) và du khách từ Trung Quốc đi qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái vào Việt Nam rồi theo quốc lộ 18 đến Vân Đồn rồi từ đó sử dụng các phương tiện đường thủy ra thăm quan vịnh; 2 – Tuyến đường thủy du khách có thể đi tàu du lịch từ vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà sau đó vào vịnh.
Từ trung tâm thị trấn Cái Rồng du khách có thể đi theo các tuyến thăm quan du lịch nội vùng để đi đến các điểm du lịch khác trong vịnh như thăm chùa Cái Bầu, tắm biển Bãi Dài (xã Hạ Long), tuyến đi thăm quan và nghỉ biển Quan Lạn, Minh Châu.
Hoạt động du lịch thăm quan, khám phá nghiên cứu khoa học ít được quan tâm phát triển.
Bảng 6: Các tuyến tham quan du lịch ở Vân Đồn.
Tuyến du lịch Mô tả Các điểm du lịch chính trên tuyến Tuyến 1: Khu trung tâm thị trấn Cái Rồng – Bãi Dài – chùa Cái Bầu – hạng Vạn Hoa
Từ trung tậm thị trấn Cái Rồng đi theo tuyến đường chính xuyên đảo khoảng 7km là tới khu du lịch Bãi Dài (xã Hạ Long). Tiếp tục theo trục đường xuyên đảo lên phía Bắc 3km là tới thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (chùa Cái Bầu). Nằm cuối trục đường xuyên đảo là quân cảng Vạn Hoa.
Đánh giá chung: đây là tuyến du lịch có vị trí tiếp cận thuận lợi, bãi tắm đẹp, cảnh quan đẹp là nơi phù hợp để phát triển các loại hình và hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, công vụ và giải trí đặc sắc trong khu du lịch Vân Đồn
Các điểm ngắm cảnh nhìn về hướng vịnh Bái Tử Long, bãi tắm Bãi Dài, chùa Cái Bầu, chợ trung tâm thị trấn Cái Rồng, đền thờ vua Lý Anh Tông, cảng Cái Rồng Tuyến 2: Cảng Cái Rồng – đảo Quan Lạn – Minh Châu
Từ cảng Cái Rồng, đi theo đường biển bằng tàu gỗ hay tầu cao tốc qua các xã đảo bao gồm: Bản Sen, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu. Đây là tuyến du lịch biển đảo có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa lịch sử đặc sắc nhất trong huyện. Tuy nhiên do điều kiện các đảo nằm biệt lập khỏi đất liền và điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt
Bãi tắm Minh Châu; Bãi sá sùng, bãi rùa đẻ, rừng tràm Minh Châu; Bãi tắm Robinson, Sơn Hào, Việt Mỹ, Ngọc Vừng; bãi tắm du lịch đảo Cống Tây; các
74
vào mùa đông đã gây ra nhiều khó khắn để thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch.
điểm di tích lịch sử văn hóa. Tuyến 3: cảng Cái Rồng – hang Soi Nhụ - Trà Ngọ - Ba Mún – Sậu Nam
Tuyến xuất phát từ cảng Cái Rồng, qua đảo Soi Nhụ, Trà Ngọ Lớn, hang Cái Đé, đảo Ba Mún, đảo Sậu Nam.
Đây là tuyến điểm có hệ thống tài nguyên du lịch sinh thái thể thao mạo hiểm đặc sắc nhất trong khu vực. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch trên tuyến này, chủ yếu là các đoàn học sinh sinh viên hay cán bộ giảng dạy, nghiên cứu đến từ các trường, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tang vật chất kỹ thuật du lịch chưa có, chủ yếu dựa vào hệ thống các đường tuần tra và trạm kiểm lâm trên các đảo Ba Mún, Trà Ngọ
Hang Soi Nhụ, hòn Thiên Nga, Ao Tiên, hang luồn Cái Đé, đường mòn diễn giải, vụng Ô Lợn
Nguồn: Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long Các loại hình và hoạt động du lịch chính ở vịnh Bái Tử Long (huyện Vân Đồn nói chung)
Bảng 7: Các loại hình và hoạt động du lịch chính ở vịnh
STT Loại hình du lich
Hoạt động du lịch hiện tại
1 Du lịch nghỉ dưỡng biển
Nghỉ mát mùa hè, nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tắm biển, thăm quan danh lam thắng cảnh, kết hợp đi lễ tại các điểm du lịch tâm linh, văn hóa lịch sử. Bên cạnh đó, còn đáp ứng các nhu cầu thưởng thức các món ăn đặc sản biển của khách.
Hoạt động mua săm chủ yếu tập trung vào mua sắm nước mắm, các loại hải sản hay các loại dược liệu.
2 Du lịch tham quan khám phá
Các chương trình tour đi thuyền ngắm cảnh núi đá vôi ở vịnh với muôn hình thù độc đáo là trải nghiệm thú vị đối với các du khách đến Vân Đồn, đặc biệt là khách quốc tế. Hành trình chủ yếu đi theo 2 tuyến xác định trên với thời gian 1 – 2 ngày. Tuy nhiên khách không nghỉ đêm trên thuyền như ở vịnh Hạ Long mà nghỉ tại Minh Châu hoặc Quan Lạn. Đội tàu du lịch trên vịnh Bái Tử Long có 30 chiếc tàu gỗ và 18 xuồng cao tốc với sức chứa từ 20 – 40 – 80 khách.
Khách du lịch cũng đi ô tô, xe máy tham quan các điểm du lịch chính trên huyện đảo như chùa Cái Bầu, khu vực thị trấn (đối với du khách
75
nghỉ tại khu vực Bãi Dài), các điểm thăm quan du lịch trên trục đường xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn, Ngọc Vừng (bằng phương tiện xe lam).
Các điểm thăm quan trong vùng hầu như chưa được đầu tư các phương tiện phục vụ khách như: bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, phương tiện thu gom rác thải, hệ thống chòi quan sát và bảng thông tin chỉ dẫn, diễn giải,…. Những người làm công tác thuyết minh hướng dẫn hoạt động kiêm nhiệm và chưa được đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và chăm sóc khách du lịch.
3 Du lịch tâm linh, lễ hội, văn hóa lịch sử
Các điểm du lịch tâm linh chính là chùa Cái Bầu, đền thờ vua Lý Anh Tông, và cụm đình, đền, chùa, nghè Quan Lạn.
Lễ hội Quan Lạn được tổ chức linh đình với nhiều hoạt động văn hóa phi vật thể đặc sắc (như hát giao duyên, trình diễn nhiều phong tục tập quan mang bản sắc riêng của người dân miền biển) vào dịp ngày 10 đến 20 tháng 6 hàng năm.
Hang Soi Nhụ với các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Soi Nhụ cách đây 1,5 vạn năm. Thương cảng cổ Vân Đồn.
4 Du lịch sinh thái Hiện nay mới hình thành các tuyến du lịch sinh thái trong VQG Bái Tử Long như đã đề cập ở trên và có rất ít khách du lịch tiếp cận và khám phá các tuyến này. Hoạt động du lịch mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khoa học hay đi thuyền tham quan đến các khu vực thiên nhiên chứ chưa ddatjd dược mục tiêu và tiêu chí tối thiểu cảu loài hình du lịch sinh thái: tìm hiểu về thiên nhiên, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên và văn hóa bản địa, đem lại lợi ích cho người dân địa phương.
Và chưa có phương tiện du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu tham quan và tìm hiểu ở mức độ cơ bản nhất của khách du lịch đến với khu vực.