Tài nguyên địa hình của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 50)

48

49

Tài nguyên địa hình hiểu một cách đơn giản là giá trị của cảnh quan địa hình bề mặt trái đất mà con người có thể khai thác nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Vịnh Bái Tử Long có nhiều giá trị tương đồng với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, nơi đã được thế giới công nhận với rất nhiều giá trị độc đáo của cảnh quan địa hình karst và hang động. Bên cạnh đó, Vịnh Bái Tử Long còn mang những đặc điểm địa hình của riêng mình. Điều này tạo nên một Vịnh Bái Tử Long với rất nhiều giá trị của tài nguyên địa hình.

Dựa vào các tiêu chí đánh giá của Panizza, luận văn đã xây dựng một bảng đánh giá giá trị một số địa hình cảnh quan tiêu biểu của khu vực nghiên cứu sau:

Bảng 4: Bảng đánh giá giá trị cảnh quan tại khu vực nghiên cứu

Tiêu chí Bãi

biển Hang động Cảnh quan

địa hình Bãi triều

Giá trị khoa học 1 3 3 3

Giá trị văn hóa 0 2 1 0

Giá trị kinh tế - xã

hội 3 1 2 3

Giá trị về phong

cảnh/cảnh vật 3 1 3 1

Trong đó: 0: không có giá trị; 1: có giá trị nhưng ít; 2: có giá trị nhưng ở mức trung bình; 3: có giá trị rất lớn.

Giá trị khoa học:

Giá trị khoa học của địa hình khu vực được thể hiện chủ yếu qua các giá trị địa chất, địa mạo và một phần giá trị đa dạng sinh học. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào các giá trị địa chất địa mạo của khu vực.

Giá trị địa chất, địa mạo:

Khu vực vịnh Bái Tử Long cũng như các đảo khu vực vịnh Hạ Long bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat, có tuổi từ 500 triệu năm trước đến ngày nay. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá trình địa chất khu vực xảy ra, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần

50

vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch còn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Về cấu trúc địa chất, khu vực vịnh Bái Tử Long cùng nằm trong phạm vi đới Duyên Hải như vịnh Hạ Long, chịu sự vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng từ 340 đến 285 triệu năm trước.

Trên một nền tổng thể trầm tích đá vôi được kéo dài từ vịnh Hạ Long xuống Bái Tử Long tập trung chủ yếu theo lạch Thẻ Vàng và Cái Bầu tạo nên một tổng thể về các mẫu hình tuyệt vời về Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Nơi đây có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời của các yếu tố như tầng đá vôi dầy, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Quá trình phát triển đầy đủ Karst khu vực vịnh Bái Tử Long cũng đã trải qua 5 giai đoạn như vịnh Hạ Long: Giai đoạn khởi đầu là một đồng bằng cổ hoặc một cảnh quan bằng phẳng kế thừa; Giai đoạn hai là sự phát triển của địa hình phễu Karst; Giai đoạn ba hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết nhau; Giai đoạn bốn phát triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời nhau và cuối cùng là đồng bằng Karst.

Tuy nhiên vịnh Bái Tử Long có sự khác biệt tương đối về cấu trúc địa chất ở khu vực này do có một bộ phận lớn các đảo tập trung chủ yếu ở các đảo phía ngoài của Vịnh là các đảo đá vôi được phủ bởi một lớp dầy đất sét sen kẹp là các sạn silic. Đây có thể là trong quá khứ khu vực này đã có một giai đoạn là biển nông bị bồi tụ bởi các lớp trầm tích sông cổ.

Giá trị văn hóa:

Theo Panizza, trên quan điểm văn hóa, tài nguyên địa mạo nói chung, địa hình nói riêng có thế thuộc về thế giới của nghệ thuộc hoặc truyền thống văn hóa. Vì vậy, giá trị văn hóa của tài nguyên địa hình tại đây chúng ta có thể thấy được qua các di chỉ khảo cổ về sự phát triển của người Việt cổ hay dấu tích lịch sử, các lễ hội văn hóa truyền thống tại khu vực như:

 Di chỉ văn hóa Hạ Long trên đảo Ngọc Vừng được nhà khảo cổ học người Thụy Điển J. An-dec-son phát hiện lần đầu tiên vào năm 1938.

 Các di tích lịch sử văn hóa như: hang Quan, hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt,....

 Các lễ hội văn hóa như: lễ hội đình Quan Lạn, lễ hội truyền thống ở Quan Lạn – Vân Đồn,...

51

Giá trị kinh tế - xã hội

Đây là giá trị được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng tắm biển đang được diễn ra trên khu vực vịnh như: bãi biển Minh Châu, bãi Ngọc Vừng, bãi Quan Lạn,... Ngoài ra, khu vực là một trọng điểm thông thương phát triển các hoạt động vận tải hàng hóa.

Giá trị về phong cảnh/cảnh vật

Đây có thể coi là một chỉ tiêu có phạm vi rất rộng, nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận riêng của mỗi cá nhân, những người đến và tham quan vịnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, luận văn đánh giá vịnh Bái Tử Long có giá trị về phong cảnh/cảnh vật vô cùng phong phú. Cảnh quan tại đây mặc dù được nhiều tài liệu đánh giá là có nét tương đồng với cảnh quan ở vịnh Hạ Long, tuy nhiên nếu để ý kỹ chúng ta có thể thấy được rất nhiều sự khác biệt trong cảnh quan hai vịnh. Vịnh Hạ Long nổi tiếng với quần thể các đảo đá vôi với các dạng hình tháp đứng đơn độc và các đảo tháp nối liên nhau cùng với các đảo đá vôi với nhiều hình thù độc đá. Trong khi tại vịnh Bái Tử Long bên cạnh các đảo đá vôi với nhiều hình thù, hình dạng như ở vịnh Hạ Long, nó còn có các đảo đất xen kẽ, các cộng đồng người dân sống trên đó. Điều nào tạo lên một sự phong phú và đa dạng về cảnh quan. Vì vậy, khi đi thuyền trên vịnh Bái Tử Long, chúng ta có thể cảm nhận được nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau. Có thể nói, địa hình của vịnh Bái Tử Long mang trong mình đẩy đủ các giá trị để trở thành tài nguyên địa hình nói riêng và tài nguyên địa mạo nói chung. Tuy nhiên, vẫn còn có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính xác các giá trị của nó. Sau đây là một số ví dụ các dạng, các vi địa hình ở khu vực nghiên cứu để giúp chúng ta có cái nhìn sinh động hơn về giá trị của chúng.

a) Các bãi biển

 Giá trị khoa học: được thể hiện qua quá trình hình thành bãi biển do các hoạt động của sóng biển cùng với các vật chất được sóng đánh vào. Cùng với các hệ sinh thái bãi bển đặc trưng.

 Giá trị văn hóa: Theo các tiêu chí của Panizza thì giá trị văn hóa của các bãi biển của vịnh Bái Tử Long hầu như là không có, và chúng ta có thể xếp nó vào không có.

 Giá trị kinh tế - xã hội: Đây là một trong những giá trị được cho điểm cao nhất của các bãi biển của khu vực. Vì tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động kinh tế xã

52

hội của người dân như: các hoạt động du lịch và các hoạt động sinh kế…; cũng như các hoạt động giả trí của người dân, văn hóa tinh thần khác của cộng đồng dân cư địa phương nói chung và du khách nói riêng.

 Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Tại khu vực nghiên cứu có rất nhiều bãi biển với giá trị cao về phong cảnh/cảnh vật. Vì vậy, đây cũng là nơi được khai thác làm các bãi tắm biển. Sau đây chúng ta có thể thăm quan một số bãi biển đẹp trong khu vực:

 Bãi Dài: là bãi biển đẹp thuộc xã Hạ Long trên đảo Cái Bầu. Bãi dài khoảng 5km với bãi biển thoải, cát mịn, nước biển trong xanh. Với lợi thế gần trung tâm Huyện, thuận lợi về giao thông, Bãi Dài là bãi tắm có tiềm năng phát triển du lịch biển với các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng.

Hình 13. Bãi Dài (nguồn Internet) Hình 14. Bãi Dài (nguồn Internet)

 Bãi Quan Lạn: còn gọi là bãi Sơn Hào thuộc xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 3km, cát trắng, mịn, bãi thoải, nước biển trong, độ mặn cao. Địa hình ven bãi Quan Lạn khá bằng phẳng, độ dốc không lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn.

53

 Bãi Minh Châu: thuộc xã Minh Châu, bãi có chiều dài hơn 5km, tiếp giáp với 2 bãi biển đẹp khác là bãi Robinson và bãi Rùa. Bãi Minh Châu cũng có đặc điểm địa hình thoải, cát mịn, nước trong xanh và đặc biệt là sóng không quá lớn, rất thích hợp với hoạt động tắm biển. Bãi lại nằm trong khu vực vườn quốc gia Bái Tử Long với cảnh quan phía sau bãi biển là rừng nguyên sinh có đa dạng sinh học cao. Bãi Rùa tiếp giáp với bãi Minh Châu là nơi các loài rùa biển thường lên đẻ trứng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái ở khu vực này.

Hình 17. Bãi Minh Châu (nguồn Internet) Hình 18. Bãi Minh Châu (nguồn Internet)

 Bãi Ngọc Vừng: thuộc xã Ngọc Vừng. Có thể nói, đây là bãi biển đẹp nhất của Vân Đồn. Bãi rộng, thoải, trải dài khoảng 5km, cát trắng với rừng thông chắn cắt hơn 15 năm tuổi trải dọc bờ cát đẹp và thơ mộng. Không gian trên đảo Ngọc Vừng rộng, bằng phẳng, không khí êm đềm, thanh bình. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở đây thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.

Hình 19. Bãi Ngọc Vừng (nguồn Internet) Hình 20. Bãi Ngọc Vừng (nguồn Internet)

 Các bãi biển ven các đảo nhỏ khác: trên vùng biển thuộc các xã Thắng Lợi, Minh Châu, Quan Lạn,… có nhiều bãi biển đẹp với độ dài vừa phải nhưng

54

không gian đẹp, khá kin đáo, thích hợp đầu tư thành các bãi tắm riêng kết hợp với các hoạt động khác như khám phá hang động, tìm hiểu hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, khám phá.

b) Các hang động.

 Giá trị khao học: được thể hiện qua quá trình thành tạo của chúng. Chúng được thành tạo chủ yếu do quá trình hòa tan đá vôi. Bên trong hang động còn lưu trữ rất nhiều dấu tích các hoạt động địa chất cũng như các dấu tích của quá trình hình thành chúng. Ngoài ra, trong các hang động đá vôi còn có rất nhiều nhũ đá, đây cũng là một đối tương nghiên cứu có thể cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều thông tin như: khí hậu, lượng mưa,… Đồng thời, tại đây cung là nơi lữu trữ rất nhiều dấu tích sinh sống của người Việt cổ, cũng như dấu tích của các sinh vật. Đây là kho báu to lớn đối với các ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử, cổ sinh học. Cuối cùng, trong các hang động cũng là ngôi nhà của một số loài động thưc vật như: loài dơi,… Tuy nhiên, giá trị đa dạng sinh học của các hang động tại khu vực là không cao.

 Giá trị văn hóa: Các hang động tại khu vực ngoài các giá to lớn về khoa học, mà chúng còn lưu trữ rất nhiều dấu vết của các hoạt động văn hóa của người xưa. Chúng đã trở thành những câu truyện, những truyền thuyết được lưu truyền trong cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài ra, trong các thời kỳ chiến tranh giữ nước đã có rất nhiều hang động được chúng ta sử dụng làm căn cứ kháng chiến, biến chúng trở thành các dấu tích đại biểu cho một thời kỳ đấu tranh gian khổ mà huy hoàng của nước ta.

 Giá trị kinh tế - xã hội: Hiện nay, các hang động tại khu vực còn chưa được quan tâm khai thác. Do đó, các giá trị về kinh tế - xã hội của chúng còn rất thấp.

 Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Mặc dù, các hang động tại khu vực nghiên cứu có giá trị về phong cảnh/cảnh vật. Tuy nhiên, theo đánh giá chỉ có một số hang là có giá trị cao còn lại đều là những hang mang rất ít giá trị này. Vì vậy, giá trị này của cảnh quan hang động là không cao.

Sau đây là một số hang động điển hình của khu vực:

- Hang Quan: Cửa hang nằm sát mực nước biển, cảnh quan trong hang đã được cải tạo phục vụ cho mục đích quân sự, trong hang vẫn còn tồn tại một ít những

55

nhũ đá ở phía trên trần hang. Hang Quan hiện nay có nhiều giá trị lịch sử hơn giá trị cảnh quan địa mạo, địa chất.

Hình 21. Hang Quan Hình 22. Hang Quan

- Hang Nhà Trò: Đây có thể đánh giá là một trong nhữn hang có nhiều giá trị nhất trong khu vực nghiên cứu. Hang Nhà Trò nằm cách mặt nước biển khoảng 6m, cửa hang rộng rãi với trần cao khoảng 18m và chiều rộng khoảng 15m. Khả năng tiếp cận của hang khá dễ dàng, tuy nhiên khi vào sâu trong hang, hang được chia làm các buồn nhỏ bởi các nhũ đã phủ dài từ trần hang xuống, trong hang có rất nhiều bồn chứa nước nhỏ tạo hình như các ruộng bậc thang.

Hình 23. Vị trí địa lý Hang Nhà Trò

(nguồn Google earth)

Hình 24. Cảnh trong Hang Nhà Trò

c) Cảnh quan địa hình

 Giá trị về khoa học: Trong khu vực nghiên cứu có hai cảnh quan địa hình chiếm ưu thế là cảnh quan núi đất và cảnh quan karst. Trong đó, các cảnh quan Karst là một minh chứng rõ nét cho các quá trình hoạt động địa chất, địa mạo

56

của khu vực. Vì vậy về mặt giá trị khoa học, các dạng địa hình Karst có giá trị cao đối với các ngành khoa học địa chất, địa mạo. Ngoài ra, trên các địa hình Karst cũng có những loài động thực vật đặc thù, vì vậy giá trị đa dạng sinh thái của chúng cũng khá cao. Còn các cảnh quan núi đấy, cũng mang trong mình các giá trị về địa chất địa mạo. Tuy nhiên, không được đánh giá cao như cảnh quan Karst, nhưng bù lại chúng lại mang giá trị rất cao về đa dạng sinh học.  Giá trị về văn hóa: Giá trị văn hóa của cảnh quan địa hình khu vực là không

cao. Đôi khi, chúng ta có thể thấy được cảnh quan địa hình khu vực được miêu ta trong các tác phẩm văn chương nhưng luôn đi cùng với vịnh Hạ Long.  Giá trị về kinh tế - xã hội: Cảnh quan địa hình khu vực là một nét vô cùng độc

đáo. Điều này tạo thành điểm thu hút khách du lịch đến với khu vực, tạo nên rất nhiều sinh kế cũng như nguồn thu cho cộng đồng địa phương góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Bên cạnh đó, người dân cũng tận dụng các đặc điểm địa hình trong các hoạt động khác như: các vịnh kín gió để neo đậu tầu thuyền và nuôi trồng thủy sản, hay khai thác các động thực vật đặc hữu có giá trị kinh tế cao tại đây, xây dựng cảng biển thông thương hàng hóa,…

 Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Như đã nói ở trên, cảnh quan địa hình là hết sức độc đáo. Cảnh quan ở đây có sự pha trộn địa hình giữa các đảo đá vôi xen cùng với các đảo đất tạo nên những nét độc đáo vô cùng khác biêt. Cảnh quan ở đây vừa có nét tương đồng với cảnh quan của vịnh Hạ Long vừa có nét khác biệt, tạo thành điểm nhấn đặc sắc cho vịnh. Vì vậy, giá trị phong cảnh/cảnh vật tại vịnh được đánh giá rất cao.

Một số cảnh quan đẹp trong vịnh:

- Cảnh quan trên đảo Trà Bản: Cảnh quan tại đây mang trong mình một sự hùng vĩ của các núi đá vôi với vách đá thẳng đứng, cao sừng sững kết hợp một cách khéo léo với những ngọn núi đất phủ một mầu xanh tươi của những cánh rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)