Định hướng phát triển du lịch của huyện Vân Đồn đến năm 2020 tầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 90)

đến năm 2030.

Muốn xây dựng được các định hướng sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, chúng ta phải căn cứ vào các định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Từ đó, chúng ta mới biết được các nhóm ngành nào đang được địa phương quan tâm phát triển. Lúc đó, các sinh kế được đề xuất mới dễ dàng đi vào cộng đồng và được chính quyền địa phương ủng hộ. Tại khu vực nghiên cứu, chúng ta căn cứ vào “Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030” [20]. Qua đó, chúng ta thấy được chính quyền địa phương nói riêng và chính quyền nhà nước nói chung đã đánh giá rất cao các giá trị của tài nguyên địa hình khu vực. Và đã xây dựng định hướng phát triển vịnh Bái Tử Long thành một trung tâm du lịch với rất nhiều các hoạt động du lịch như:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển, - Du lịch giải trí và thương mại, - Du lịch văn hóa lịch sử.

- Du lịch sinh thái nông nghiệp

Cùng với các quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch chính sau:  Quan điểm

- Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm

88

tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của khu vực; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh.

- Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.

- Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng khu vực thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng – an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

- Phát triển du lịch gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.

- Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa của khu vực và đẩu mạnh liên kết vùng cho phát triển du lịch.

Mục tiêu

Xây dựng khu vực trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, có năng lực cạnh tranh với điểm đến trong nước và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng – an ninh.

 Định hướng tổ chức không gian du lịch:

Theo định hương, khu vực được chia làm 4 cụm du lịch chính, bao gồm: - Cụm du lịch trung tâm đảo Cái Bầu: là cụm du lịch giả trí thương mại và dịch

vụ trung âm của huyện.

- Cụm du lịch Quan Lạn – Minh Châu – Trà Bản: đây là cụm du lịch nghỉ dưỡng biển phổ thông kết hợp với tham quan di tích lịch sử, sinh thái nông nghiệp. - Cụm du lịch Ngọc Vừng – Thắng Lợi: là cụm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. - Cụm du lịch đảo Ba Mùn – Trà Ngọ - Sậu Nam: là cụm du lịch sinh thái, tham

89

3.3.2. Đề xuất các đinh hướng giải pháp tạo sinh kế bền vững nhằm bảo tồn tài nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long

Đề xuất các định hướng giải pháp phát triển sinh kế bền vững nhằm bảo tồn tài nguyên địa hình ở vịnh Bái Tử Long

Căn cứ vào hiện trạng phát triển kinh tế, hiện trạng xã hội tại khu vực nghiên cứu và định hướng phát triển kinh tế huyện nói chung và du lịch huyện nói riêng đã được đề cập ở trên, nghiên cứu nhận thấy:

- Việc đề xuất sinh kế mới luôn luôn là một vấn đề khó khăn, vì người dân đã sống là sản xuất bao đời ở vùng biển vịnh Bái Tử Long, họ hiểu hơn ai hết về vùng đất quê hương của họ. Tuy nhiên, một số sinh kế mới có thể đem đến những định hướng bền vững mới cho vùng vịnh này. Tuy nhiên, phát triển sinh kế thay thế hay bổ trợ là khá rủi ro vì các lý do như: (i) đòi hỏi kỹ thuật và tri thức mới (đôi khi là cả công nghệ mới), (ii) đòi hỏi phải có những mô hình kinh doanh mới cái chưa hề được chứng minh về hiệu quả với cộng đồng và không quen thuộc với người dân, (iii) đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, (iv) có thể cần lượng vốn đầu tư lớn, (v) những người nghèo thường ngần ngại trước nguy cơ gặp rủi ro, và do đó không quan tâm nhiều tới các hoạt động sinh kế bổ trợ, và cuối cùng (vi) cần sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, và bám sát với các chính sách, định hướng phát triển của khu vực.

- Đối với vùng biển, muốn thu hút người dân trong đó đặc biệt là các ngư dân tham gia vào các hoạt đông thay thế thì ít nhất những hoạt động này phải mang lại lợi ích như những gì họ mong đợi từ việc đánh bắt và nuôi trồng – một sinh kế truyền thống và đem lại một nguồn thu nhập khá cho họ. Do đó, trong quá trình thay tạo thu nhập thay thế cần được song hành với các hoạt động khác như: tăng cường tiếp cận các nguồn lực sinh kế và nâng cao nhận thức của người dân về quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên địa hình nói riêng.

Vì vậy, từ những định hướng, quy hoạch phát triển của khu vực, luận văn xin được đề xuất một số sinh kế sau:

- Dịch vụ homestays – đây là một mô hình nhà nghỉ cộng đồng: người dân được cung cấp một phần vốn để cải tạo nhà cửa mình sao cho đáp ứng được các tiêu

90

chí và yêu cầu một nhà nghỉ cho khách (xây dựng nhà vệ sinh hiện đại, bể chứa nước sạch, lắp đặt một số trang bị hiện đại phục vụ các nhu cầu của du khách,…). Sau đó, trong các mùa du lịch, du khách sẽ được giới thiệu như một hình thức du lịch trải nghiệm cuộc sống cùng người dân, và nếu du khách có nguyện vọng, sẽ được đưa tới các hộ đã đăng ký và đã được đầu tư. Mức giá của dịch vụ sẽ được thỏa thuận thống nhất và được niêm yết cho du khách biết tránh tình trạng giá “chặt chém” khách du lịch. Bên cạnh việc đầu tư vốn, các hộ dân cũng cần phải được tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Phương pháp này có rất nhiều lợi ích: (i) đây là một sinh kế góp phần tận dụng diện tích không sử dụng trong các hộ gia đình ở nông thôn nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng để tạo ra thu nhập; (ii) người dân được tập huấn nâng cao các năng lực và kỹ năng, điều này không chỉ cải thiện chất lượng dịch vụ mà còn giúp người dân có thêm những hiểu biết và kỹ năng mới phục vụ cuộc sống của mình; (iii) tận dụng tốt nguồn lực cộng động khi chúng ta giao cho cộng đồng các công tụ và người dân tự bảo quản các cộng cụ của mình. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này cũng vẫn còn một số điểm hạn chế: (i) chất lượng dịch vụ đôi khi chưa đảm bảo được một số tiêu chí về nhà ở và nước sạch; (ii) phục thuộc nhiều vào ý thức của cộng đồng địa phương, nếu người dân có ý thức trách nghiệm tốt, hình ảnh thương hiệu du lịch sẽ được đảm bảo và quảng bá còn nếu không sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu du lịch chung của khu vực; (iii) dễ gây ra tranh chấp trong cộng đồng dân cư nếu điều phối không hợp lý nguồn du khách đến nghỉ. Mặc dù vậy, đây vẫn là một mô hình sinh kế nếu chúng ta quản lý tốt sẽ rất có tiềm năng trở thành sinh kế bền vững.

- Dịch vụ framstays: cũng tương tự như dịch vụ homestays, chỉ khác ở mức độ, mức độ của framstays lớn hơn homestay và đây là dịch vụ do một hộ gia đình, cá nhân, hay tổ chức sở hữu một trang trại (ở khu vực nghiên cứu là các trang trại cam). Họ chuyển đổi một phần diện tích không sử dụng trong trại mình thành các cơ sở lưu trú, sau đó cho khác du lịch đến trải nghiệm các hoạt động thường ngày tại trang trại của mình. Đối với dịch vụ này, nếu hoạt động có tiềm năng về lợi nhuận các cá nhân, tổ chức sở hữu trang trại sẽ đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động này từ đó nâng cao dần chất lượng dịch vụ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho các người dân khác không có điều kiện thểm tham gia vào các hoạt động homestays hay framstays. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần

91

quản lý chặt chẽ về chất lượng cũng như giá cả của các dịch vụ trong dịch vụ này. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các vấn đề môi trường. Bên cạnh đó, chúng ta có thể hỗ trợ các framstays bằng cách đào tạo cho họ và nhân viên của họ như cộng đồng hoạt động homestays.

- Các sinh kế đi theo các hoạt động du lịch như: cho thuê dụng cụ du lịch (xe máy, xe đạp, phao, áo phao,…); phục vụ tại các cơ sở du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống,…; hướng dẫn viên du lịch;… Cũng sẽ là những sinh kế đem lại nguồn thu ổn định cho người dân tại khu vực. Tuy nhiên, để đath được tới mục tiêu sinh kế bền vững cần phải có sự hướng dân, giám sát chặt chẽ về các vấn đề môi trường và xã hội.

- Đầu tư xây dựng nguôn nhân lực du lịch tại chỗ: thông qua việc tập huấn, đạo tạo hướng dẫn về các kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ du lịch cơ bản, chúng ta đã tạo ra một nguồn nhân lực du lịch tại chỗ hùng hậu với những kiến thức bản địa vô cùng phong phú. Đồng thời việc này cũng giúp cộng đồng dân cư địa phương có thêm một sinh kế mới.

Ngoài những định hướng phát triển du lịch như trên, khu vực còn có tiền năng phát triển du lịch khám phá mạo hiểm như mô hình của hang Sơn Đòong. Như tại địa điểm hang Nhà Trò trên đảo Trà Bản thuộc xã Bản Sen – một địa điểm khảo sát thực địa – đoàn thực địa nhận thấy rằng đây là một hang động đẹp, còn khá nguyên sơ, chưa có nhiều dấu tích tác động của con người. Trong quá, điều tra phỏng vấn phục vụ nghiên cứu, học viên nhận thấy người dân địa phương tuy nhiều người biết đến hang nhưng chưa có ai đi hết được hang. Sau đó, trong quá trình thu thập tài liệu từ Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long, học viên đã xin được sơ đồ của hang do một đoàn nghiên cứu người ý đã đi khảo sát và vẽ ra. Sau khi trở về và trò truyện với cán bộ hướng dẫn và nhận được những ý kiến chuyên gia từ cán bộ hướng dẫn, học viên về sơ bộ nhận thấy đây là một hang động có kích thước lớn, hiện trạng bên trong hang được bảo tồn khá nguyên ven – nguyên nhân một phần bởi sự quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt của cán bộ Trung tâm bảo tồn Vịnh ở đây và một phần nguyên nhân bởi hang quá lớn người dân không đủ trang thiết bị để đi hết được hang nên có rất nhiều câu truyện tạo nên một lớp vỏ bọc có phần huyền bí trong hang – đây là các điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc phát triển một địa điểm du lịch Sơn Đòong của vịnh Bái Tử Long. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác định giá trị và tính khả thi khi xây dựng mô hình du lịch khám phá mạo hiểm tại hang Nhà Trò, cần phải có những nghiên cứu điều tra khảo sát, vẽ sơ đồ hang một cách đầy đủ và chi tiết.

92

Bên cạnh những sinh kế mới phát sinh theo các hoạt động du lịch, chúng ta cũng cần tập trung phân tích kĩ các sinh kế truyền thống có sẵn tại địa phương. Từ đó, lựa chọn, cải tiến các sinh kế theo hướng bền vững dựa vào các tiêu trí đã được đề cập ở phần trên. Từ đó, tạo nên những nét riêng, độc đáo của khu vực góp phần làm đa dạng, phong phú, tăng thêm tính hấp dẫn cho các hoạt động du lịch, cũng như góp phần quảng bá hình ảnh một nền du lịch xanh thân thiên với môi trường. Cụ thể như:

- Đối với hoạt động đánh bắt thủy hải sản: đây là một sinh kế lâu đời của người dân trong vịnh nói riêng và những người dân sống ven biển nói chung. Đây cũng có thể coi là một sinh kế bền vững nếu chúng ta biết cách quản lý, kiểm soát các hoạt động đánh bắt của người dân và người dân có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên hơn. Để thực hiện được việc này, các cấp chính quyền cần đưa ra các biện pháp quản lý có hiệu quả và tính răn đe hơn. Bên cạnh việc tăng cường năng lực quản lý tài nguyên, chúng ta cũng nên tăng cường tuyên truyền giáo dục người dân hiểu về tác hại của việc đánh bắt quá mức, đánh bắt hủy diệt đến nguồn tài nguyên. Từ đó, giúp người dân thay đổi dần ý thức khai thác. Đồn thời cũng nên tăng cường tập huấn cho người dân những phương pháp khai thác mới thân thiên với môi trường mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế. Cùng với đó là hỗ trợ người dân vốn để nâng cấp đội thuền vươn khơi khai thác, giúp giảm áp lực lên khu vực ven bờ nói chung, khu vực vịnh nói riêng. - Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản: Cũng tương tự như hoạt động đánh bắt

thủy hải sản, đây cũng là một trong những sinh kế chủ chốt và lâu đời của cộng đồng khu vực nghiên cứu. Nhưng ngày nay, dưới tác động của nhiều yếu tố như sự thiếu quy hoạch, sự quản lý lỏng lẻo, sự thiếu thốn về vốn – kỹ thuật – kiến thức, hay như sự tác động của các tác nhân bên ngoài như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sức ép từ sự hội nhập kinh tế thế giới đã làm cho hiệu quả kinh tế của sinh kế này không cao. Ngược lại nó còn gây ra nhất nhiều vấn đề về môi trường. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả sinh kế này, chúng ta cũng cần có những sách lược quản lý, quy hoạch rõ ràng. Bên cạnh đó, cũng cần có những hỗ trợ về chính sách, vốn, kỹ thuật cho người dân. Song song với đó là tập huấn nâng cao năng lực cũng như hiểu biết của người dân về bảo tồn các nguồn tài nguyên.

93

- Đối với các hoạt động của người dân tại các khu vực thuộc khuôn viên vườn Quốc gia Bái Tử Long (đặc biệt là tại các khu vực bãi bồi), có thể áp dụng các mô hình phát triển bền vững như tại vườn Quốc gia Xuân Thủy. Tại đây, ban quản lý vườn cũng như chính quyền địa phương đã xây dựng một mô hình chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và quyền lợi với người dân. Họ phân khu các khu vực vùng đệm của vườn Quốc gia thành các lô và cho các nhóm dân cư đấu thầu hoạt động khai thác. Sau khi đấu thầu xong, các nhóm dân cư sẽ phải kỹ biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)