a) Thực trạng khai thác
Hiện nay, trên khu vực vinh có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra, trong đó có rất nhiều hoạt động có tác động tới tài nguyên địa hình và ngược lại như:
- Các hoạt động khai thác
- Các hoạt động du lịch và dịch vụ - Các hoạt động xây dựng
- Các hoạt động kinh tế khác
Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu tập trung đến các hoạt động có tác động tiêu cực đến tài nguyên địa hình. Cụ thể như:
Hoạt động khai thác
- Hiện tượng khai thác đá trái phép ở một số điểm trong Vịnh Bái Tử Long trong những năm qua vẫn diên ra thường xuyên và gây bức xúc trong dư luận xã hội, điển hình là khu vực gần hòn Củ Cải (tọa độ 20o49’ vĩ độ bắc và 107o23’ kinh độ đông), có trên 10 đảo bị nổ mìn, phá đá trong đó có nhiều đảo đá gần như bị san bằng [16].
- Hiện tượng khai thác lâm sản trên các đảo cũng diễn ra liên tục với quy mô lớn.
- Hiện tượng khai thác cát san hô để nuôi tu hài cũng diễn ra liên tục trên nhiều địa điểm khác nhau của Vịnh đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái (không có khả năng hồi phục) và phá vỡ cảnh quan môi trường tại một số khu vực. - Hiện tượng tự ý đổ cát xây dựng các bãi biển, các khu nghỉ dưỡng vẫn còn
diễn ra tuy nhiên đã được ngăn chặn kịp thời. Hoạt động lấn biển, đổ thải ven bờ Vịnh
Dọc ven biển từ khu vực Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả) đến chân cầu Vân Đồn tình trạng đổ thải lấn biển, mở rộng đô thị trong thời gian qua diễn ra khá mạnh. Hầu hết các luồng lạch ven bờ đã bị san lấp, có khu vực lấn biển ra gần 2km như khu vực cảng Cửa Ông, cảng Khe Dây,… Tất cả các hoạt động đổ thải ven bờ đều không theo quy định kỹ thuật nên đã dẫn đến tình trạng bồi lấp luồng lạch, tạo lớp bồi lắng bao phủ bề mặt đáy Vịnh đặc biệt vào những tháng mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng
61
đến không chỉ hệ sinh thái vịnh mà còn tác động đến các giá trị cảnh quan của nó [15].
Hoạt động du lịch – dịch vụ:
Đây là hoạt động chính khai thác một cách có hiệu quả các giá trị của tài nguyên địa hình. Tuy nhiên tại khu vực Vịnh Bái Tử Long, các hoạt động du lịch và các tuyến du lịch còn ít tập trung chủ yếu ở Minh Châu – Quan Lạn và một số khu du lịch trên đảo Cái Bầu. Điều này dẫn đến rất nhiều cảnh quan đẹp trong khu vực chưa được khai thác để tạo điều kiện phát triển và quảng bá cũng như bảo tồn các cảnh quan này. Ngoài ra, các hoạt động du lịch lại tập chung chủ yếu vào du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch tâm linh, lễ hội, văn hóa. Các hoạt động du lịch tham quan khám phá còn khá nghèo nàn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch tham quan khám phá còn kém. Trong khi các hoạt động du lịch còn đang phát triển, lượng khách tham quan chưa nhiều, thì một số hoạt động du lịch đi kèm lại gây mất trật tư, an toàn thủy nội địa. Đặc biệt là khu vực ven bờ cảnh Vân Đồn các nhà bè sinh sống và bán hàng đã đổ thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên.
Hiện nay, chính quyền huyện đang có cơ chế cho các doanh nghiệp đâu thầu khai thác các hoạt động du lịch trong huyên. Tuy nhiên, hiện nay, công tác này vẫn còn đang quá trình hoàn thiện sao cho vừa đảm bảo thu được lợi ích từ các cảnh quan mà vẫn bảo tồn được các giá trị của chúng.
Các hoạt động khác
Bên cạnh các hoạt động khai thác trực tiếp tài nguyên địa hình tạo ra lợi nhuận, người dân trong khu vực còn có rất nhiều hoạt động khai thác một cách gián tiếp các giá trị của tài nguyên địa hình như: hoạt động khai thác các loài thủy sinh tại các bãi bồi, các bãi triều; khai thác thủy sản tại các áng nước trong núi đá vôi; hoạt động neo đậu tầu thuyền tránh bão tại các vịnh nhỏ được hình thành trong khu vực của các ngư dân; cải tạo môi trường phục vụ nuôi trông thủy sản (đổ cát nuôi tu hài); việc nuôi trồng thủy hải sản trong các vịnh nhỏ kín gió, kín trong vịnh Bái Tử Long; hay việc khai thác nguồn nước ngọt từ những hồ chứa nước tự nhiên;…. Các hoạt động này ít hay nhiều đều gây ra các tác động đến tài nguyên địa hình như: trực tiếp nhất là việc cải tạo môi trường phục vụ nuôi trồng thủy hải sản; hay xa hơn là ô nhiễm môi trường
62
nước từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản tác động xấu đến các dạng địa hình đá vôi của khu vực;…
b) Công tác bảo tồn
Tuy vậy, nhưng công tác quản lý và bảo tồn các giá trị cảnh quan khu vực được đánh giá là khá tốt. Bởi vì, do tính chất đặc thù, Vịnh Bái Tử Long nằm trong quần thể Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long được Nhà nước Việt Nam xếp hạng Di tích thắng cảnh quốc gia (theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 – 4 – 1962 của Bộ Văn hóa – Thông tin), thuộc phạm vi của Di tích quốc gia đặc biệt (theo quyết định số 1272/QĐ-TTCP ngày 12 – 8 – 2009 của Thủ tướng Chính phủ V/v công nhận Vịnh Hạ Long là Di tích quốc gia đặc biệt) và là vùng phụ cận của khu vực Di Sản Thiên nhiên Thế giới, được UNESCO công nhận lần thứ nhất ngày 17 – 12 – 1995. Vì vậy công tác bảo tồn các giá trị cảnh quan tại khu vực luôn được các cấp chính quyền, nhà nước đặc biệt quan tâm. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long là cơ quan trực tiếp quản lý công tác bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan tại khu vực đã thành lập Trung tâm bảo tồn vịnh Bái Tử Long nhằm mục tiêu quản lý, bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa các giá trị cảnh quan của vịnh. Bên cạnh đó, khu vực Vịnh Bái Tử Long nằm trong khu vực ưu tiên phát triển kinh tế với muc tiêu phát triển du lịch biển – đảo [16]. Vì vậy, công tác quản lý và bảo tồn các giá trị cảnh quan tại khu vực luôn được các cấp chính quyền và các bên liên quan để ý, quan tâm và theo dõi. Tuy nhiên với lực lượng cán bộ và cơ sở vật chất hiện nay của Trung tâm bảo tồn vịnh, việc kiểm tra, kiểm soát và bảo tồn vịnh gặp rất nhiều khó khăn. Cần có nhiều hơn nữa sự phối hợp giữa Trung tâm, chính quyền địa phương và các bên liên quan trong công tác quản lý và bảo tồn vịnh.