Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 28)

26

Hình 4. Khung sinh kế bền vững của DFID

Năm 2001, cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khung sinh kế bền vững, theo đó, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống (hoạt động sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế có sẵn (5 loại nguồn lực) trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt, các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố này [23].

Khung sinh kế bền vững vùng ven biển (Sustainable Coastal Livelihoods Framework)

27

Hình 5. Khung sinh kế bền vững vùng ven biển của IMM

Trên cơ sở các khung sinh kế bền vững trên, năm 2004, IMM đã sửa đổi lại để áp dụng cho các cộng đồng ven biển, được gọi là “Khung sinh kế bền vững vùng ven biển”.

Theo IMM, sinh kế của các hộ gia đình ven biển chịu tác động của 3 nhóm yếu tố. Các yếu tố thuộc nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn lực sinh kế (5 loại nguồn lực) mà hộ gia đình sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Thuộc nhóm thứ hai là các yếu tố đặc điểm cá nhân (như tuổi tác, giới tính, tôn giáo,…) và các yếu tố xã hội (như cơ cấu chính trị, chính sách, pháp luật,…) có ảnh hưởng gián tiếp đến cộng đồng ven biển. Nhóm thứ ba bao gồm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp như tính mùa vụ, thiên tai, xu hướng bên ngoài,… Sự lựa chọn các hoạt động sinh kế của cộng đồng

28

ven biển dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa 3 nhóm yếu tố cơ bản này [15].

Như vậy, ý tưởng chung của các khung sinh kế bền vững nêu trên là: các hộ gia đình, dựa vào nguồn lực sinh kế hiện có (bao gồm nguồn lực con người, tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội) trong bối cảnh thể chế và chính sách nhất định ở địa phương, sẽ thực hiện các hoạt động sinh kế (như sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng, du lịch, đa dạng hóa các loại hình sinh kế,…) nhằm đạt được các kết quả sinh kế bền vững (như tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giảm rủi ro và khả năng bị tổn thương, cải thiện an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên,….) dưới sự tác động của bối cảnh bên ngoài (các cú sốc, các xu hướng và tính mùa vụ). Cụ thể hơn, việc phân tích khung sinh kế bền vững sẽ giúp trả lời câu hỏi: nguồn lực sinh kế nào, hoạt động sinh kế nào, thể chế - chính sách nào là quan trọng để đạt được sinh kế bền vững cho các nhóm đối tượng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở vịnh bái tử long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)