23
Chambers và Conway (1992) đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 2 phương diện: bền vững về môi trường (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tương lai) và bền vững về xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết những căng thẳng và đột biến). Sau này, Scoones (1998), Ashley, C. và Carney, D. (1999), DFID (2001) và Solesbury (2003) đã phát triển tính bền vững của sinh kế trên cả phương diện kinh tế và thể chế và đi đến thống nhất đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế [22].
- Một sinh kế được coi là bền vững về kinh tế khi nó đạt được và duy trì một mức phúc lợi kinh tế cơ bản và mức phúc lợi kinh tế này có thể khác nhau giữa các khu vực.
- Tính bền vững về xã hội của sinh kế đạt được khi sự phân biệt xã hội được giảm thiểu và công bằng xã hội được tối đa.
- Tính bền vững về môi trường đề cập đến việc duy trì hoặc tăng cường năng suất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ tương lai. - Một số sinh kế có tính bền vững về thể chế khi các cấu trúc hoặc quy trình
hiện hành có khả năng thực hiện chức năng của chúng một cách liên tục và ổn định theo thời gian để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
Theo các tác giả trên, cả 4 phương diện này đều có vai trò quan trọng như nhau và cần tìm ra một sự cân bằng tối ưu cho cả 4 phương diện. Cùng trên quan điểm đó, một sinh kế là bền vững khi: có khả năng thích ứng và phục hồi trước những cú sốc hoặc đột biến từ bên ngoài; không phụ thuộc và sự hỗ trợ từ bên ngoài; duy trì được năng suất trong dài hạn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; và không làm phương hại đến các sinh kế khác.