Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 41)

∗ Tài nguyên đất :

Diện tích đất tự nhiên 6.055,7 km2

Bảng 4.2.Phân bố diện tích đất đaitheo đơn vị hành chính:

Đơn vị Diện tích (km2) Đơn vị Diện tích (ha) Thành phố Hà Tĩnh 56 Thị xã Hồng Lĩnh 59 Hương Sơn 1.104 Đức Thọ 202

Vũ Quang 638 Nghi Xuân 220

Can Lộc 301 Hương Khê 1.278

Thạch Hà 355 Cẩm Xuyên 637

Kỳ Anh 1.056 Lộc Hà 119

Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 605.574 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 103.720 ha, chiếm 17,13%; đất lâm nghiệp 231.100 ha, chiếm 38,16%; đất chuyên dùng 45.700 ha, chiếm 7,55%, đất ở 6.920 ha, chiếm 1,14% đất chưa sử dụng còn khá nhiều: 218.134 ha, chiếm 36,02% diện tích đất tự nhiên. . Nguồn tài nguyên đất đai ở Hà Tĩnh còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đó là trong tổng số 218.134 ha đất chưa sử dụng có trên 187.000 ha có khả năng phát triển lâm nghiệp, 20.000 ha đất chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp, 5.340 ha mặt nước có khả năng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản, 10.000 ha đất vườn gia đình chưa được cải tạo để sản xuất cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, nhất là ở các huyện miền núi.Trung bình toàn tỉnh hiện nay, hệ số sử dụng đất đạt 1,8 lần.

Đất đai, thổ nhưỡng ở Hà Tĩnh chủ yếu thích hợp cho trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Hà Tĩnh có 9 nhóm đất:

+ Đất cát: Có diện tích 38.204 ha chiếm 63% diện tích toàn tỉnh + Đất mặn: Có diện tích 4432 ha, chiếm 0.73 % diện tích toàn tỉnh + Đất phù sa: có điện tích 100.277,3 ha chiếm 17.73 %.

+ Đất bạc màu: diện tích 4.500 ha chiếm 0.7%

+ Đất đỏ vàng: có diện tích 312.738 ha chiếm 51.6%.

+ Đất mùn vàng đỏ trên núi:Đất mùn đỏ vàng trên đá sét(11.073 ha chiếm 1.83%), đất đỏ vàng trên granit(24.22 ha chiếm 4%).

+ Đất dốc tụ có điện tích 4.800 ha chiếm 0.79%.

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá có điện tích 37.742 ha chiếm 6.2%.

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ biểu thị diện tích của các nhóm đất

∗ Tài nguyên khoáng sản:

Khoáng sản nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó: - Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lượng ước tính 544 triệu tấn, đang đầu tư khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lượng của cả nước). Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu

thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng; mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh; mỏ nước khoáng ở Sơn Kim - Hương Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc ở Hương Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân,…

- Nhóm phi kim: như nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lượng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ.

- Nhóm nhiên liệu: có than nâu, than đá ở Hương Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lượng cao nhưng trữ lượng hạn chế.

- Nguyên liệu chịu lửa: gồm có quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hương Khê; pyrit ở Kỳ Anh.

- Nguyên liệu làm phân bón: ngoài than bùn còn có photphorit ở Hương Khê, chất lượng tốt, hiện đang được khai thác.

- Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh.

∗ Tài nguyên rừng:

Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847 ha, trữ

lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %.

Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, hiện có trên 18000 ha trong đó có trên 7000 ha có khả năng khai thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1469863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt 21115828 m3).

Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 loài cây gỗ.Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng thẳng, trĩ, gà lôi và các loài bò sát khác.

Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (thuộc huyện Vũ Quang và Hương Khê) có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý hiếm. Đã phát hiện được 2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn. Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh, khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển. Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm còn có ở Việt Nam là một trong những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan. Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 loài thực vật, 170 loài thú, 280 loài chim, trong đó có 19 loài chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao. Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu... Hà Tĩnh hiện có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng chiếm 66%, còn lại trên 100.000 ha đất trống, đồi trọc, đất cây bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên có 164.978 ha, trong đó rừng sản xuất kinh doanh là 100.000 ha, rừng phòng hộ 63.000 ha.Trữ lượng gỗ là 20 triệu m2, hàng năm khai thác khoảng 2 vạn m2. Hiện nay, Hà Tĩnh còn giữ được một số vùng rừng nguyên sinh có hệ động, thực vật phong phú và đa dạng như khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, khu rừng phòng hộ hò Kẻ Gỗ. Hiện có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ với nhiều loại gỗ quí và các loại động thực vật quí hiếm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w