4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ (vùng duyên hải Miền Trung), có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đông.Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An; Phía Nam giáp Quảng Bình; Phía Đông giáp biển Đông với 137 km bờ biển; Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145 km đường biên giới.
Diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2,dân số 1.289.058 người (năm 2005),có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70 km đường sắt Bắc – Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào Qua cửa khầu quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhief cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hóa phát triển kinh tế- xã hội.
Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp,dốc và nghiêng từ tây sang đông.Phìa tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp: tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển: sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiề vũng vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng Asng và bãi biển Thiên Cầm.
Hình 4.1Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 4.1.1.2. Địa hình
Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Địa hình đồi núi chiếm gần 80 % diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối, dãy núi phía Tây có độ cao trung bình 1.500 m, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau. Dải đồng bằng ven biển hẹp chạy theo quốc lộ 1A và thường bị cắt ngang. Bãi cát chạy dọc suốt 100 km ven biển với nhiều cửa lạch tạo thành những điểm du lịch đẹp và nhiều ngư trường. Dải đồng bằng trung du Thanh – Nghệ – Tĩnh được hình thành từ những trầm tích biển tuổi Đệ tứ xen kẽ các suối. Do địa hình dốc nên đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc màu.
Có 4 dạng địa hình sau:
+ Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi cao từ 1000 m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m).
+ Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp.
+ Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu, nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
+ Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt.
Hà Tĩnh nằm với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và mùa nóng.
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao.Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.
Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly.Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau.Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng,lượng bốc hơi lớn.
Bảng 4.1. Thống kê một số chỉ tiêu trong 5 năm:
Trích yếu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009
2, Số giờ nắng giờ 1.259 1.299 1.257 1.085 1.206 3, Lượng mưa mm 1.724,1 1.966, 5 3.092,5 2.647, 2 2.159,8 4, Độ ẩm % 84 84 72 70 66 4.1.1.4. Sông, hồ và biển ∗ Sông, hồ:
Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chạy qua, con sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu,Ngàn Trươi, Rào Cái.Tổng chều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ .
Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có 37 km.
Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
+ Hệ thống sông Ngàn Sâu: Có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
+ Hệ thống sông Ngàn Phố: Dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.
+ Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: Nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
∗ Biển:
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Lam.
Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%.
Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...
Vùng biển Hà Tĩnh luôn có hai dòng hải lưu nóng ấm, mát lạnh chảy ngược, hoà trộn vào nhau.Một dòng cách ven bờ khoảng 30 - 40km, dòng khác ở ngoài và sâu hơn. Vùng có hai khối nước hỗn hợp pha trộn thường nằm ở độ sâu 20 - 30m, vùng này cá thường tập trung sinh sống. Nhiệt độ nước bề mặt cũng thay đổi theo mùa, nhiệt độ cực đại vào tháng 7, tháng 8 có giá trị tuyệt đối khoảng 30 - 31oC và cực tiểu vào tháng 12 đến tháng 3 khoảng 18 - 220C, nhiệt độ nước cũng tăng dần lên theo hướng Nam và Đông Nam.
Độ mặn nước biển (tầng mặt, tầng đáy) dao động từ 5 - 7% tuỳ thuộc vào lượng mưa, thời tiết các tháng trong năm.Đặc biệt, với khối nước ven bờ thì độ mặn biến thiên rất lớn về mùa mưa. Hàm lượng muối dinh dưỡng Phốt phát từ 5 - 12 mg/m3 và Silic từ 90mg/m3, tuy có nghèo hơn phía Bắc vùng vịnh nhưng nhờ nhiệt độ cao hơn quanh năm và lượng ô-xy hoà tan phong phú nên chu trình chuyển hoá của muối dinh dưỡng hữu cơ sang vô cơ xảy ra trong thời gian ngắn hơn.
- Hải đảo: Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hòn Nồm, hòn Lạp; ngoài khơi Cửa Nhượng có hòn Én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ 2km); ở nam Kỳ Anh cách bờ biển 4km có hòn Sơn Dương độ cao 123m, xa hơn phía Đông có hòn Chim nhấp nhô trên mặt nước.