Ảnh hưởng của vị trí trồng đếncác chỉ tiêu sinh trưởng của cây bần chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

chua

1.Về sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn)

Sau khi tiến hành điều tra, đo đếm,xử lí chỉ tiêu chiều cao vút ngọn tại 3 vị trí gần đê,giữa đê,xa đê qua 3 lần lặp lại ta có kết quả:

Bảng 4.13 Bảng biểu thị chiều cao vút ngọn trung bình

Đơn vị: m Vị trí ÔTC TB Tổng n Si 1 2 3 Gần 2.14 2.19 2.21 2.18 6.55 3 0.00126 Giữa 2.33 2.36 2.31 2.33 7.00 3 0.000726 Xa 2.25 2.25 2.27 2.26 6.77 3 0.000176 TB 2.26

(Nguồn: Điều tra, phân tích 2015)

Biểu đồ 3. Biểu đồ biểu thị chiều cao vút ngọn trung bình

Qua bảng 4.13 cho thấy các vị trí cho kết quả là Hvn nằm trong khoảng trung bình 2.26m/cây. Có thể thấy rõ được vị trí cho (Hvn) lớn nhất là giữa đê với (Hvn) trung bình là 2.33m/cây và vị trí cho (Hvn) thấp nhất là gần đê với (Hvn) trung bình là 2.18m/cây.

Để biết được ảnh hưởng của các vị trí đến chiều cao vút ngọn của cây có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các vị trí đến chiều cao vút ngọn của cây.

* Đặt giả thuyết H0: Các vị trí ảnh hưởng như nhau đến chiều cao vút ngọn của cây.

* Đối thuyết H1: Các vị trí ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao vút ngọn của cây.

Dựa vào bảng 4.13 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố với kết quả sau:

Bảng 4.14. Kết quả phân tích phương sai

Loại biến động Tổng BĐ FA F05

VA 0.03453476 23.964061 5.14325285

VN 0.00432332

Do giá trị Ftính =23.964 lớn hơn rất nhiều so với giá trị F05=5,143. Bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng chiều cao vút ngọn của cây ở các công thức thí nghiệm. Hay, ở các vị trí khác nhau có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến khả năng sinh trưởng chiều cao vút ngọnvới độ tin cậy > 95%..

Tìm công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất(giữa đê) và lớn thứ hai (xa đê)dựa vào tiêu chuẩn t.

Kết quả tính toán cho thấy |t Stat|=4.531 >t Critical two-tail (t hai chiều)=2.776.Bác bỏ Ho,hai mẫu sai dị rõ nghĩa là có sự khác biệt về giá trị Hvn trung bình lớn nhất và trung bình lớn thứ hai.Vì vậy có thể chọn vị trí ở giữa đê để cho Hvn là lớn nhất.

2.Về sinh trưởng chiều cao dưới cành (Hdc)

Sau khi tiến hành điều tra, đo đếm,xử lí chỉ tiêu chiều cao dưới cành tại 3 vị trí gần đê,giữa đê,xa đê qua 3 lần lặp lại ta có kết quả:

Bảng 4.15. Bảng biểu thị chiều cao dưới cành trung bình

Đơn vị: cm Vị trí ÔTC TB Tổng n Si 1 2 3 Gần 52.00 51.68 54.19 52.62 157.87 3 1.874436 Giữa 56.32 57.31 58.95 57.53 172.58 3 1.757903 Xa 60.66 61.39 62.09 61.38 184.14 3 0.512802 TB 57.18

(Nguồn: Điều tra, phân tích 2015)

Biểu đồ 4.4.Biểu đồ biểu thị chiều cao dưới cành trung bình

Qua bảng 4.15 cho thấy các vị trí cho kết quả là Hdc nằm trong khoảng trung bình 57.18cm/cây. Có thể thấy rõ được vị trí cho (Hdc) lớn nhất là xa đê với (Hdc) trung bình là 61.38cm/cây và vị trí cho (Hdc) thấp nhất là gần đê với Hdc trung bình là 52.62cm/cây. Để biết được ảnh hưởng của các vị trí đến chiều cao dưới

cành của cây có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các vị trí đến chiều cao dưới cành của cây.

* Đặt giả thuyết H0: Các vị trí khác nhau ảnh hưởng như nhau đến chiều cao dưới cành của cây.

* Đối thuyết H1: Các vị trí khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến chiều cao dưới cành của cây.

Dựa vào bảng 4.15 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố với kết quả sau:

Bảng 4.16. Kết quả phân tích phương sai

Loại biến động Tổng BĐ FA F05

VA 115.5485262 41.81347437 5.14325285

VN 8.290284023

VT 123.8388102

Do giá trị Ftính =41.813 lớn hơn rất nhiều so với giá trị F05=5,143. Bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng chiều cao dưới cành của cây ở các công thức thí nghiệm. Hay, ở các vị trí khác nhau có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến khả năng sinh trưởng chiều cao dưới cành.

Tìm công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất (xa đê) và lớn thứ hai (giữa đê)dựa vào tiêu chuẩn t-test.

Kết quả tính toán cho thấy |t Stat|=-4.428 >t Critical two-tail (t hai chiều)=2.776.Bác bỏ Ho,hai mẫu sai dị rõ nghĩa là có sự khác biệt về giá trị (Hdc) trung bình lớn nhất và trung bình lớn thứ hai.Vì vậy có thể chọn vị trí ở xa đê để choHdc là lớn nhất.

3.Về sinh trưởng đường kính gốc (D0)

Sau khi tiến hành điều tra, đo đếm,xử lí chỉ tiêu đường kính gốc tại 3 vị trí gần đê,giữa đê,xa đê qua 3 lần lặp lại ta có kết quả:

Bảng 4.17. Bảng biểu thị đường kính gốc trung bình Đơn vị: cm Vị trí ÔTC TB Tổng n Si 1 2 3 Gần 4.41 4.27 4.37 4.35 13.05 3 0.005321 Giữa 5.09 5.28 5.31 5.22 15.67 3 0.013262 Xa 4.44 4.17 4.66 4.42 13.27 3 0.061579 TB 4.67

(Nguồn: Điều tra, phân tích 2015)

Biểu đồ 4.5.Biểu đồ biểu thị đường kính gốc trung bình

Qua bảng 4.17 cho thấy các vị trí cho kết quả có (D0) nằm trong khoảng trung bình 4.67cm/cây. Có thể thấy rõ được vị trí cho (D0) lớn nhất là giữa đê với (Dt) trung bình là 5.22cm/cây và vị trí cho (D0) thấp nhất là gần đê với (D0) trung bình là 4.35cm/cây. Để biết được ảnh hưởng của các vị trí đến đường kính gốc của cây có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các vị trí đến đường kính gốc của cây.

* Đặt giả thuyết H0: Các vị trí khác nhau ảnh hưởng như nhau đến đường kính gốccủa cây.

* Đối thuyết H1: Các vị trí khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến đường kính gốc của cây.

Dựa vào bảng 4.17 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố với kết quả sau:

Bảng 4.18. Kết quả phân tích phương sai

Loại biến động Tổng BĐ FA F05

VN 0.160324

VT 1.575889

Do giá trị Ftính =26.488 lớn hơn rất nhiều so với giá trị F05=5,143. Bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng đường kính gốc của cây ở các công thức thí nghiệm. Hay, ở các vị trí khác nhau có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến khả năng sinh trưởng đường kính gốc.

Tìm công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất (giữa đê) và lớn thứ hai (xa đê) dựa vào tiêu chuẩn t-test.

Kết quả tính toán cho thấy:

|t Stat|=5.074 >t Critical two-tail (t hai chiều)=2.776 .Bác bỏ Ho,hai mẫu sai dị rõ, nghĩa là có sự khác biệt về giá trị D0 trung bình lớn nhất (giữa đê) và trung bình lớn thứ hai (xa đê).Vì vậy có thể chọn vị trí ở giữa đê để cho D0 là lớn nhất.

4.Về sinh trưởng đường kính tán (Dt)

Sau khi tiến hành điều tra, đo đếm,xử lí chỉ tiêu đường kính tán tại 3 vị trí gần đê,giữa đê,xa đê qua 3 lần lặp lại ta có kết quả:

Bảng 4.19. Bảng biểu thị đường kính tán trung bình

Đơn vị: m Vị trí ÔTC TB Tổng n Si 1 2 3 Gần 1.37 1.36 1.40 1.38 4.13 3 0.000473 Giữa 1.41 1.43 1.43 1.42 4.27 3 0.000133 Xa 1.28 1.30 1.31 1.30 3.89 3 0.000175 TB 1.37

(Nguồn: Điều tra, phân tích 2015)

Qua bảng 4.19 cho thấy các vị trí cho kết quả là Dt nằm trong khoảng trung bình 1.37m/cây. Có thể thấy rõ được vị trí cho (Dt) lớn nhất là giữa đê với (Dt) trung bình là 1.42m/cây và vị trí cho (Dt) thấp nhất là xa đê với (Dt) trung bình là 1.30m/cây. Để biết được ảnh hưởng của các vị trí đến đường kính tán của cây có đồng đều hay không ta dùng tiêu chuẩn F để xác định mức độ ảnh hưởng của các vị trí đến đường kính tán của cây.

* Đặt giả thuyết H0: Các vị trí khác nhau ảnh hưởng như nhau đến đường kính tán của cây.

* Đối thuyết H1: Các vị trí khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến đường kính tán của cây.

Dựa vào bảng 4.19 và dùng các công thức tính của phương pháp phân tích phương sai tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố với kết quả sau:

Bảng 4.20. Kết quả phân tích phương sai

Loại biến động Tổng BĐ FA F05

VA 0.0246085 47.266685 5.14325285

VN 0.0015619

VT 0.0261704

Do giá trị Ftính =47.267lớn hơn rất nhiều so với giá trị F05=5,143. Bác bỏ Ho chấp nhận H1 nghĩa là có sự khác biệt rất lớn về sinh trưởng đường kính tán của cây ở các công thức thí nghiệm. Hay, ở các vị trí khác nhau có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến khả năng sinh trưởng đường kính tán.

Tìm công thức thí nghiệm tốt nhất giữa hai số trung bình lớn thứ nhất (giữa đê) và lớn thứ hai (gần đê)dựa vào tiêu chuẩn t-test.

Kết quả tính toán cho thấy:|t Stat|=4.073 >t Critical two-tail(t hai chiều)=2.571.Bác bỏ Ho,hai mẫu sai dị rõ nghĩa là có sự khác biệt về giá trị Dt trung bình lớn nhất (giữa đê) và trung bình lớn thứ hai (gần đê).Vì vậy có thể chọn vị trí ở giữa đê để cho Dt là lớn nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w