4.5.1.Sản xuất cây bần chua (Sonneratia caseolaris )
- Thu hái, bảo quản và chế biến hạt giống:
Thu hái hạt giống có thể thu hái tại các khu rừng bần được trồng lâu năm, cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Trái bần chua thường chín vào tháng 8-11, nên tiến hành thu hái vào tháng 9-10, đây là giai đoạn bần chín rộ, ít bị sâu đục, tỷ lệ nảy mầm cao.
Bảo quản và chế biến hạt giống: trái bần giống thu hái từ rừng về đem ủ 5-7 ngày cho phân hủy phần thịt quả, sau đó dung sàn đãi lấy hạt. Hạt đem rửa cho sạch, để nơi râm mát cho ráo nước, sau đó đem gieo trên luống đã chuẩn bị sẵn.
- Thời vụ gieo hạt: gieo hạt vào tháng 9-10, sau khi được rửa sạch phơi ráo nước thì tiến hành gieo ươm, nên gieo ươm thành vài đợt. Mỗi đợt cách nha 5-7 ngày, phân bố đều trên mặt luống.
Bố trí các công việc như cấy cây, tưới nước, làm cỏ, phá váng, bón phân và có đủ cây giống xuất vườn đầy đặn trong suốt mùa trồng rừng.
- Làm luống gieo hạt
Chọn địa điểm làm vườn ươm: vườn ươm được bố trí tại những nơi bằng phẳng có thủy triều lên xuống thường xuyên, có độ mặn, pH thích hợp với sinh trưởng của cây bần chua con.
Vườn ươm được làm phẳng, khử trùng, tiêu diệt còng, cáy… sau đó tiến hành trải linon trên toàn diện tích vườn ươm. Lấy đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể bổ sung thêm dinh dưỡng vào đất để làm luống. Vườn ươm phải được đắp bờ xung quanh để thuận tiện cho việc điều tiết nước.
Luống gieo hạt tạo cây mạ làm trên nền đất thấp, có lớp bùn lỏng 5cm. Rải phân NPK với liều lượng 20kg/1.000m2. Sau đó dùng chang san phẳng mặt luống tạo thành dạng bùn sền sệt. Luống được làm hình chữ nhật hướng ra biển, chiều dài luống khoảng từ 5-7m, chiều rộng từ 1,0-1,2m các luống cách nhau 0,5m. Tiến hành gieo hạt với mật độ khoảng 1-2 hạt/cm2.
Để cho ánh sáng được phân phối đều trên luống và tiện che bóng, nên bố trí luống gieo theo hướng Đông – Tây. Phòng bệnh lở cỗ rễ hoặc thối rễ, trước khi gieo hạt 1 ngày cần xử lý đất luống gieo bằng Benlat (6g Benlat hòa trong 10 lít nước phun đều cho 100m2) hoặc Captan (4 thìa Captan hòa trong 5 lít nước phun
cho 100m2).
- Nhổ cây mạ: khi cây mạ đạt 20-25 ngày tuổi, có 8-10 lá, cao 0,5-1cm thì nhổ
để cấy vào bầu. Trước khi nhổ phải tưới đẫm theo luống gieo. Dùng tay nhổ cây mạ nhẹ nhàng ở chỗ cổ rễ và đặt cây vào khay đã có nước sạch đủ để ngập rễ.
- Cấy cây: dùng que để chọc lỗ ở chính giữa ruột bầu, chiều sâu của lỗ bằng chiều dài của rễ cây. Đặt cây ngay ngắn, dồn đất lấp xung quang và ấn nhẹ cho đất chặt cỗ rễ. Nên chọn những ngày tiết trời râm mát hoặc lúc sáng sớm và chiều tối để cấy cây.
Khi cây con đạt chiều cao từ 7-10cm thì chúng ta tiến hành cấy cây con vào bầu có kích thước 10x15cm, đục các lỗ nhỏ có đường kính 0,5cm xung quanh để thoát nước. Đất dùng để đóng bầu là đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể bổ sung thêm NPK, bầu được xếp sát nhau thành luống.
Sau 45-60 ngày kiểm tra thấy số lượng rễ đã kín bầu thì chúng ta chuyển sang bầu mới, bầu mới có kích thước 20x30cm. Đất dùng đóng bầu là đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng cao, bầu được xếp thành luống.
Sau một thời gian cây con sinh trưởng rễ phát triển thấy kín bầu thì ta chuyển sang bầu mới lần thứ 4. Túi bầu hình trụ có đường kính 30cm, chiều dài 30cm. Trong quá trình sinh trưởng của cây con cần chú ý tăng thời gian ngập triều để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng.
- Tiêu chuẩn cây xuất vườn: cây con chuẩn bị từ vườn ươm cao 1,0-1,5m; đường kính cổ rễ từ 1,0-2,5cm,có thân thẳng và bộ rễ tốt; tán lá xanh tươi.Cây khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Bưng cây đem thuần dưỡng nơi có thủy triều lên xuống hàng ngày. Sau 20-30 ngày thì đem trồng, tiến hành trồng vào thời điểm nước ròng.
4.5.2.Kỹ thuật trồng bần chua (Sonneratia caseolaris)
- Phương thức trồng:Trồng thuần loài theo hàng hoặc trồng hỗn giao Các cây trong các hàng được bố trí so le theo hình nanh sấu
- Kỹ thuật trồng: cây bần chua trước khi trồng phải chặt bỏ phần ngọn non, dùng thuổng đào hố vừa đủ đặt cây con, kích thước hố đào 60x60x50cm. Sau khi đào hố lấy đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác. Những nơi có pH thấp có thể tiến hành bón vôi để điều chình pH đến pH trung tính. Lấp đất và nén chặt xung quanh bầu.
Sau khi trồng tiến hành cắm cọc cố định vị trí của cây. Mỗi cây dùng 3 đoạn cọc dài khoảng 60cm cắm nghiêng 45o, tạo thành thế chân kiềng, dùng dây ni lông buộc cố định gốc cây vào cọc không cho gió, sóng làm đổ cây.
- Thời vụ trồng: nên trồng vào tháng 7-9. Có thể trồng thuần loài với mật độ khoảng 400 cây/ha, mật độ 5x5m. Hoặc trồng hỗn loài với các loài cây trồng khác: trang, đước, sú… Tùy theo tỷ lệ hỗn giao mà mật độ khác nhau.
Chăm sóc
Sau khi trồng 3-4 tuần tiến hành kiểm tra hiện trường rừng mới trồng nếu thấy tỷ lệ cây chết trên 15% thì phải tiến hành trồng dặm lại bằng số cây dự phòng còn lưu trong vườn ươm, tu sửa lại những cây bị nghiêng ngả. Nếu cây con bị sâu ăn lá hay hà bám xung quanh thân thì phải phun thuốc trừ vào lúc nước ròng.
Bảo vệ
Trong suốt quá trình trồng và những năm về sau cấm không cho đánh bắt cá loài thủy hải cũng như ghe xuồng đi vào khu vực trồng rừng. Ngoài ra cần chú ý bảo vệ tránh súc vật làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
PHẦN 5