Sự tác động của các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự tồn tại và phân bố của rừng ngập mặn nên rừng ngập mặn không đa dạng về loài.
Qua quá trình điều tra thực địa, đối chiếu với các tài liệu liên quan về cây cỏ của rừng ngập mặn, danh mục các loài cây ngập mặn có trên địa bàn xã Thạch Hạ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10. Thành phần các loài cây ngập mặn tại khu vực xã Thạch Hạ
THÔNG SỐNG TV
1, Họ mắm Avicenniaceae
1 Mắm quăn Avicennia lantana Ridley Gb TVC
2, Họ Đước Rhizophoraceae
2 Trang Kandelia obovata Gn TVC
3 Đước vòi Rhizophora Stylosa Griff G TVC
3, Họ Bần Sonnerataceae
4 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.)
Engl. G TVC
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015) Trong đó: G: Cây gỗ, Gn: Cây gỗ nhỏ, Gb: Cây gỗ dạng bụi,TVC: Thực vật ngập mặn chính thức
)
Qua danh lục thực vật ngập mặn cho thấy trong khu vực nghiên cứu có 4 loài cây thuộc 3 họ thực vật, trong đó họ Đước có 2 loài (Trang, Đước vòi), 2 họ còn lại chỉ có 1 loài duy nhất.Thành phần loài của rừng ngập mặn xã Thạch Hạ không được đa dạng.
Bảng 4.11.thống kê diện tích của các loài cây ngập mặn tại RNM Thạch Hạ.
Loài cây Diện tích (ha) Mắm quăn 12.47
Trang 1.84
Đước vòi
Bần chua 37.24
Nguồn
Với diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn nhất trong 2 xã thuộc thành phố Hà Tĩnh nhưng ở đây chỉ có 1 loài chiếm ưu thế lớn nhất đó là Bần, tiếp đến là Đước, Mắm,Trang.
Rừng ngập mặn xã Thạch Hạ là loại rừng thuần loài nên tốc độ sinh trưởng khá nhanh, ít bị cạnh tranh về ánh sáng bởi những cây ngập mặn hỗn loài. Nhưng về khả năng bảo vệ đê biển, bảo vệ tài sản cho người dân và hệ sinh thái không đa dạng bằng rừng ngập mặn hỗn loài. Nên cần phải kết hợp nghiên cứu thành phần đất cát, tính chất của cây ngập mặn để trồng thử nghiệm thêm nhiều loài thực vật