Các vị trí tiến hành điều tra cây Bầnchua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 66)

Trên 37.24 ha rừng trồng cây Bần chua thuần loài 2 năm tuổi, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điều tra và đo đếm các chi tiêu sinh trưởng tại ở 3 vị trí thí nghiệm khác nhau ứng với mỗi vị trí là 3 lần lặp. Tổng cộng lập tất cả là 9 OTC.Các vị trí bố trí thí nghiệm lần lượt:

+ Vị trí gần đê :Cách đê 10m

Đây là vị trí rừng Bần chua được trồng cách đê 10m.Độ ngập triều trung bình: 0.6-0.8 m.Vào mùa có gió bão, chịu sự tác động của sóng với độ cao từ 5-10 cm.

Do quá trình hoạt động của thủy triều đã mang một lượng bèo lớn trôi dạt đến chân đê nên ở vị trí này cũng chịu ảnh hưởng của bèo giữ lại, lượng bèo dày, tích tụ lâu và phân hủy làm cho đất ở vị trí này có dạng từ bùn màu hơi đen. Độ thành thục của đất: Chân đi bị lún sâu từ 20-30 cm có dạng bùn.

+ Vị trí giữa đê :Cách đê 30m.

Đây là vị trí rừng Bần chua được trồng cách đê 30m.Độ ngập triều trung bình: 0.6-0.8 m. Vào mùa có gió bão, chịu sự tác động của sóng với độ cao từ 20- 30 cm.

Chịu ảnh hưởng của lượng bèo ít hơn vị trí gần đê.Độ thành thục của đất: Chân đi lún sâu 10-20 cm. Dạng bùn sét mềm, màu xám nâu

+ Vị trí xa đê: Cách đê 50m

Đây là vị trí rừng Bần chua được trồng cách đê 30m.Độ ngập triều trung bình: 0.6-0.8 m. Vào mùa có gió bão, chịu sự tác động của sóng với độ cao từ 50- 60 cm.

Độ thành thục của đất: Chân đi lún sâu 5-10 cm. Dạng bùn sét có cát, màu hơi vàng xám.

4.4.4.Nghiên cứu,đánh giá khả năng sinh trưởng của cây bần chua tại khu vực nghiên cứu

Đánh giá ảnh hưởng của vị trí trồng cây bần chua (gần đê, giữa đê,xa đê) đến khả năng sinh trưởng của cây :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 66)