Phân biệt một số loài bần khác (bần ổi,bần trắng).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 56 - 60)

∗ Tên gọi khác: Bần đắng

∗ Tên khoa học: Sonneratia alba

Loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ.Sự phong phú của quần thụ này tùy theo mức nước và chế độ thủy triều.Bần là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển và các bải bồi ven sông.

Thân bần trắng thuộc loài thân gổ đại mộc,có nhiều cành.Cây gổ cao 10-15m,có khi tới 20m.Rể gốc mọc sâu,có ít rể thở hơn so với cây bần chua.

Lá đơn mọc đối,dày,giòn,hơi mọng nước,hình trứng hoặc gần tròn. Hoa cụm hoa ở đầu cành,có 2-3 hoa,rộng 5cm,có cuống hoa ngắn.

Qủa mọng hơi nạc,khi còn non cứng,giòn,khi chin quả mọng,thịt quả mềm,chứa nhiều hạt.

Bần trắng không phân bố ở miền Bắc chỉ tập trung ở ĐBSCL, như ở ven biển tỉnh Bến Tre hoặc trên bãi bồi cồn ngoài cửa sông Ông Trang (mũi Cà Mau) .

Tuy nhiên khác với Bần chua, Bần trắng phân bố ở các bãi bồi xa cửa sông hơn nên độ mặn của nước biển thường cao hơn, và mức độ biển động không lớn như nới Bần chua phân bố [20].

Số ngày ngập triều: 29 ngày/tháng

Số giờ ngập nước triều: 16 giờ/1 ngày đêm Mực nước ngập sâu có thể tới 84.2 cm Độ mặn khá cao: 33.9‰

4.3.3.2. Bần ổi (Sonneratiaovata) lỗi tương tự mấy cái trên

∗ Tên gọi khác: Bần trứng

∗ Tên khoa học: Sonneratia ovata

∗ Phân bố

Cây bần ổi là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại Dương. So với cây bần chua (Sonneratia caseolaris) phân bố rất rộng trong các vùng bải bồi ngập mặn với nhiều rể thở thì cây bần ổi (Sonneratia ovata) có giới hạn hơn. Cây bần ổi chỉ sống được trên cạn ven sông với ít rể thở (cạc bần) và thường được trồng hơn là mọc hoang.

Trong môi trường tự nhiên, S. ovata thường sống sát ven bờ, nơi mức triều dâng cao nhất hay ven sông nước lợ. Quả nổi trên mặt nước nên trôi theo dòng, mọc thành cây đơn độc giữa quần thể các cây của vùng ngập mặn.( copy thì chú ý mấy cái lỗi nghe, chưa đc thì chịu khó đánh lại)Cây bần ổi hiện nay tìm thấy mọc hoang hoặc trồng ở các nước Đông nam á. Ở Việt Nam như Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Về chất lượng quả thì bần ổi có hương vị ngon hơn bần chua, có vị thơm và ngọt hơn khi chín, do đó quả bần ổi được dùng để ăn chơi thích hợp hơn.

∗ Mô tả

Thân: Bần ổi thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ cao 10-15m, có khi cao tới 20 m. Thân ốm, có đường kính khoảng 20 cm, da bị tróc nhiều lớp mỏng như thân cây ổi.

Rễ: Rễ gốc mọc sâu trong đất cạn và ẩm, có ít rể thở (cạc bần/bấc) so với cây bần chua.

Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình trứng hoặc gần tròn. Cuống lá dài 5-6 mm, phiến lá dài 8-10 cm, ruộng 6-8 cm.

Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn.Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu trắng xanh. tím hồng.

Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng, thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-8 cm, cao 3-5 cm, gốc có thùy đài ôm sát vỏ quả.Hạt nhiều, dẹt.

Khi chín quả rụng và trôi nổi theo nước thủy triều, hạt sống lâu và phát tán mạnh trên các bải bồi. Hại chỉ nảy mầm trên cạn và cây chỉ mọc được trên đất cạn, không mọc được trong nước như cây bần chua.

Ở Nam Bộ cây bần ổi chủ yếu được trồng. Hiện nay quần thể loài bần ổi đang giảm sút.

Bần ổi(Sonneratia ovata)

Bần chua (Sonneratia

Hình 4.1.so sánh 3 loại bần vẫn mắc lỗi tương tự mấy cái trên, nên gộp mấy cái

ảnh thành 1 cái nghe, lộn xộn quá

Bảng 4.9.so sánh 3 loại bần Đặc điểm Bần chua (Sonneratia caseolaris) Bần trắng (Sonneratia alba) Bần ổi (Sonneratia ovata) Phân bố Phân bố rất rộng trong các vùng bải bồi ngập mặn nước lợ với nhiều rể thở. Ở Việt Nam cây bần mọc hoang và được trồng ở RNM ven biển từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bãi bồi với độ mặn khoảng 5‰ -18‰

Ở đất bùn mềm sâu, bãi bồi ven biển, cửa sông, nơi có độ mặn thường cao hơn cây Bần chua( có thể lên đến 33‰). Không phân bố ở miền Bắc,phân bố chủ yếu ở nam bộ (tập trung nhiều ở ĐBSCL ) và rải rác một số nơi ở miền trung Có giới hạn hơn. Phân bố nơi bùn mềm nước mặn ven biển vùng nam bộ khôngcó ở miền Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây bần ổi chỉ sống được trên cạn ven sông với ít rể thở (cạc bần) và thường được trồng hơn là mọc hoang.

Ở Việt Nam như Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Thân Thân màu nâu đỏ, Vỏ cây bần chua xù xì.Cành non có màu hơi đỏ.

Thân màu xám.Vỏ cây có màu nâu, nứt dọc nhẹ

Vỏ cây bần ổi trơn và có nhiều lớp tróc như vỏ cây ổi.

Lá Lá dày,giòn, hơi mọng nước , thuôn, dài, phiến nguyên hình mũi mác dài.Lá thu hẹp ở cuống Lá to, có hình elip hoặc hình trứng, chóp lá tròn hoặc rộng. Lá thu hẹp ở cuống Hơi tròn và rộng bản hơn. Lá to,dày, giòn hơn, hơi mọng nước, Lá không thu hẹp ở cuống lá

Hoa Cánh hoa màu đỏ không dễ thấy, nhị hồng ở gốc nhị. Tai đài màu xanh lá cây hoặc màu vàng bên trong.

Cánh hoa màu trắng, không dễ thấy, nhị hoa màu trắng.Tai đài màu hồng nhạt hoặc màu đỏ bên trong.

Không có cánh hoa, nhị hoa màu trắng. Tai đài màu hồng nhạt hoặc màu đỏ bên trong.

Qủa Quả dạng nằm

thẳng đứng, gốc của quả có thùy đài dạng trung gian giữa bần ổi (S. ovata) và bần đắng (S. alba), có thể uốn cong nhẹ về phía trái. Quả chín có vị chua

Thùy đài vênh ngược hướng từ trái về cuống.

Có vị đắng.

Thùy đài ôm sát vào quả, xa cuống và hướng xuống đáy quả. Khi chín có vị thơm và ngọt Rể thở Lượng rể thở tương đối dầy Lượng rể thở tướng đối dầy Lượng rể thở ít hơn 2 loại bần kia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 56 - 60)