Đặc điểm sinh thái,hình thái của cây bần chua 1.Đặc điểm sinh thái:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 54 - 55)

4.3.1.Đặc điểm sinh thái:

Bần chua (Sonneratia caseolaris L.) thuộc họ Bần (Sonneratiaceae) là loài cây nằm trong hệ sinh thái rừng ngập ven biển. So với một số loài cây ngập mặn ven biển khác Bần chua có những đòi hỏi khác biệt về môi trường sống. Chúng thường mọc thành những quần thụ lớn ớ những vùng cửa sông ngập có một mùa nước ngọt trong năm. Cũng có khi mọc chung với những loài cây khác như: Trang, Sú, giá... sự phong phú của quần thụ nay phụ thuộc vào độ mặn của nước biển và mức độ dao đông của thủy triều.

Cây bần là loài cây RNM nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Đại dương.

Bần chua phân bố ở vùng rừng ngập mặn nhiệt đới và á nhiệt đới nên cây này được đánh giá là có khả năng sinh trưởng ở vùng có lượng mưa hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình từ 20 - 27oC, pH từ 6,0 – 6,5, ở vùng có độ mặn thấp với đất bùn sâu, thường là vùng cửa sông với nước triều lên chậm.Hiện nay các nước có nhiều cây bần mọc hoang và được trồng như: Châu Phi, Sri- Lanka, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, Timor, Đảo Hải

Nam (Trung Quốc), Đông Bắc Australia và một số nước ở Châu Đại dương như New Guinea, Solomon Islands, New Hebrides… (Little,1983).

Ở Việt Nam cây bần mọc hoang và được trồng ở RNM ven biển từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bãi bồi. Ở Miền Bắc rừng bần chua phân bố nhiều ở các bãi bồi ven sông Bạch Đằng (bến Phà Rừng) gần biển,thuộc huyện Hưng Yên tỉnh Quảng Ninh (vùng Đông Bắc),cây bần mọc thành rừng gần như thuần loại ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải Phòng, các cửa sông ven biển ĐBSH…Ở miến Trung chúng ta gặp nhiều rừng Bần chua phân bố ở các bãi bồi ven sông,gần biển như Cầu Cấm (Nghệ An);Lệ Thủy(Quảng Bình);Nghi Xuân,Cẩm Xuyên(Hà Tĩnh)… Ở Miền Nam cây bần là thành phần chính yếu của các RNM tự nhiên ven biển và chúng mọc dày đặt ven sông rạch ở Đồng bằng sông cửu long như Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang. Rừng Bần chua chỉ phân bố tự nhiên ở vùng cửa sông ven biển, nơi nước có độ mặn 5‰(mùa mưa) - 18‰(mùa khô):vùng nước lợ. Số ngày ngập triều cao trung bình từ 25-29 ngày/tháng. Ở nơi nước biển có độ mặn > 20‰ thì các cây Bần chua bắt đầu rụng lá và ngừng sinh trưởng.Nếu độ mặn của nước cao hơn 25‰ thì cây Bần chua sẽ bị chết [20]

Cây bần chua còn thường phân bố ở vùng ven bờ biển,xen lẫn với những loài cây khác. Là loại cây sống trong môi trường bán ngập nước,có chức năng quan trọng trong việc giữ đất và giữ lại trầm tích.

Loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ ít nhất là một mùa trong năm. Sự phong phú của quần thụ này tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều.

Bần là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển và các bải bồi ven sông.Cây bần phát triển kém ở những vùng có nước ngọt quanh năm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w