5.1. Kết luận
- Kết quả tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Bần chua tại RNM tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: Bần chua là một loài cây này ưa sáng và mọc được nơi có nước mặn hay nước lợ ít nhất là một mùa trong năm, ở vùng có độ mặn thấp 5‰(mùa mưa) - 18‰(mùa khô ) với độ thành thục của đất thấp bùn đến sét mềm(chân đi lún từ 10-15cm).
- Bần chua là loại cây sống trong môi trường bán ngập nước,có chức năng quan trọng trong việc giữ đất và giữ lại trầm tích.Bần là cây tiên phong để phát triển rừng ngập măn ven biển và các bải bồi ven sông.Cây bần phát triển kém ở những vùng có nước ngọt quanh năm.
- Về đặc điểm hình thái, nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu của rễ, thân, lá bần chua cho thấy bần chua có những đặc điểm thích nghi đặc biệt với môi trường đầm lầy nước lợ chịu nhiều tác động của sóng gió và những yếu tố bất lợi khác.
Vì vậy Bần chua rất thích hợp để trồng với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở Hà Tĩnh.
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn tại khu vực xã Thạch Hạ,thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, đưa ra một số kết luận như sau:
− Rừng ngập mặn xã Thạch Hạ có hệ thực vật với thành phần gồm 3 loài của 2 họ thực vật. Cấu trúc tổ thành loài cây ngập mặn tương đối đơn giản, Bầnchua là loài chiếm ưu thế về cấu trúc tổ thành.
− Các nhân tố sinh thái như độ mặn nước, thể nền, chế độ thủy triều có ảnh hưởng lớn đến thành phần loài, sự phân bố loài và khả năng sinh trưởng của các loài cây ngập mặn.
− Bần chua trồng thích hợp ở khu vực này,cới độ thành thục từ bùn đến sét mềm nhất là vị trí giữa đê, với đất dạng sét mềm, độ ngập triều 0.7-0.8m.
5.2. Tồn tại
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:
- Do trình độ, kiến thức chuyên môn có hạn nên đề tài không tránh khỏi sai sót trong quá trình nghiên cứu .
- Do hạn chế về mặt thời gian và nhân lực nên phạm vi nghiên cứu chỉ nằm trong phạm vi hẹp và chủ yếu tập trung vào xã Thạc Hạ.
- Do thời gian tiến hành thí nghiệm không nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế.
- Trong quá trình thực hiện đề tài bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu và một số tác nhân khác làm sai lịch kết quả nghiên cứu .
- Do điều kiên trang thiết bị và kinh phí có hạn nên đề tài không thể đi sâu nghiên cứu các vấn đề giải phẫu, nghiên cứu các hoạt động sinh lý, … mà chỉ mới kết thúc ở các nhận định ban đầu.
- Trong quá trình nghiên cứu, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đặc biệt là nhiệt độ nên quá trình sinh trưởng của cây bị hạn chế, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nghiên cứu.
5.3. Kiến nghị
Từ những tồn tại trên, đề tài có một số kiến nghị sau:
- Nghiên cứu về loài Bần chua nói riêng và CNM nói chung là vấn đề cấp thiết hiện nay, do đó cần bổ sung các bài giảng, môn học về lĩnh vực này.
- Vì Bần chua là một trong những loài CNM thực thụ, có giá trị lớn về nhiều mặt đặc biệt là vai trò phòng hộ, chắn sóng, chắn gió, bảo vệ bờ đê và các hệ sinh thái nông nghiệp. Do đó cần có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này. Đặc biệt là nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và thích nghi của nó sau khi đem trồng và ở từng giai đoạn, độ tuổi khác nhau.
- Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn huyện, toàn tỉnh và cả nước, cũng như nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau.
- Cần có những thử nghiệm gây trồng loài cây này trên các điều kiện lập địa khác nhau để tìm hiểu về đặc điểm thích nghi của loài cây, làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này vào mục tiêu phòng hộ, kinh tế và du lịch trong tương lai.
- Để đảm bảo cho hoạt động trồng RNM phát triển mạnh cần phải có cơ chế tuyên truyền và khuyến khích người dân vùng ven sông, cửa đầm và ven biển thấy rõ lợi ích và ý nghĩa của công tác này. Đồng thời các địa phương triển khai trồng rừng cần xây dựng một cơ chế quản lý và bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
PHẦN 6