Các bộ phận của cây bần được dùng làm thuốc:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 62)

Theo Đông y: Quả bần có vị chua của phó mát, tính mát; có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người ta lấy quả chua ăn sống hay nấu canh cá. Cũng được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân.

Dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương đụng giập và vết thương nhẹ,trị bong gân, bầm khi va chạm.Nước cốt từ trái bần, lên men dung làm thuốc cầm máu.Qủa già, khô dung trừ giun sán

Đồng thời hoa bần đâm nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu.

Ở Philippines đã được ghi nhận là lá và quả bần non đâm nhuyễn có tính cầm máu, trị bong gân, chổ sưng và ăn quả hay lá bần trừ được giun, sán.[16]

4.3.4.3.Gỗ Bần:

Gỗ bần thuộc loại gổ nặng (800kg/m3 ), được dùng trong kỹ nghệ đóng tàu vì gổ có đặc tính kháng loài hà sâu đục thuyền ờ biển.

Tuy nhiên gổ cũng có tính ăn mòn kim loại, có lẽ trong gổ bần có chứa giàu khoáng chất.

Phế căn hoặc rể sốp hay gọi là cặc bần được dùng thay thế và chế tạo nút chai và phao câu cá.

Bột giấy chế biết từ gổ bần thích hợp trong việc chế biến loại giấy kraft.

4.3.4.4.Giá trị môi sinh :

Trong nơi môi trường sống, cây bần đóng một vai trò tạo lập và là một trong những tập đoàn cây của rừng mặn ngập nước, còn được gọi là rừng sát.

Bần là một cây đi tiên phong trước, khi môi trường bùn mặn như ở cửa sông thường ngập nước mới bắt đầu thành lập, giữ vai trò ổn định môi trường nhờ hệ thống rể trải rộng liên kết để giử bùn được liên tục bồi đấp.

Vì sống nơi môi trường nước mặn và bùn hiếm khí nên hệ thống rể được phát triển có cơ cấu xốp trồi lên trên không để hấp thu không khí thực hiện hô hấp (thở).

Sau khi môi trường được ổn định ở cửa sông, cửa biển, đất đai được cứng và mầu mỡ, hết mặn, lúc bấy giờ các loài thực vật khác từ từ do những tác nhân khác nhau như nhân môi, trùng môi đem đến hoặc tự nhiên hoặc con người canh tác mang đến và phát triển sau.

4.4. Nghiên cứu,đánh giá khả năng sinh trưởng rừng Bần chua tại xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 62)