Các nhân tố sinh tháiảnh hưởng đến sinh trưởng củaRNM xã Thạch Hạ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 65)

và phát huy tốt nhất khả năng bảo vệ môi trường, chống thiên tai gây ảnh hưởng tới người dân.

4.4.2. Các nhân tố sinh tháiảnh hưởng đến sinh trưởng củaRNM xã ThạchHạ. Hạ.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, với nhiệt độ trung bình là 320C, có khi lên tới 390C đến 400C với thời điểm hoạt động của gió phơn Tây Nam thổi từ Tây Trường Sơn qua (hay còn gọi là gió Lào), tạo nên một thời kỳ khô nóng vào đầu mùa hạ. Sự khô rát nóng bức của gió này làm cho đất đai nứt nẻ, cây cối héo rũ, các nguồn nước sinh hoạt đều bị cạn kiệt.

Vào cuối mùa hạ, khoảng tháng 9, 10 thường có bão lụt. Mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn và lạnh, nhiệt độ bình quân xuống dưới 200C, có lúc xuống còn 100C đến 120C. Đầu mùa khí hậu tương đối mát mẻ, thuận lợi cho động thực vật phát triển, nhưng vào giữa mùa đông thì rất lạnh, có năm rét đậm kéo dài.

Vùng đất này cũng là nơi hứng chịu nhiều trận lũ lụt và các cơn bão thường tập trung từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch, Kèm theo các cơn bão là tốc độ gó lớn gây ra sóng lớn độ cao của sóng trung bình là 50 -60 cm, vì ở ven sông, địa hình thấp nên thường sau mỗi trận lại bị ngập úng, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.Còn khi bình thường thì nước khá lặng, sóng thấp, độ cao chỉ dưới 9cm .

Như vậy, mặt hạn chế của điều kiện khí hậu là không nhỏ, lũ lụt vào mùa mưa, khô hạn vào mùa hạ, ảnh hưởng không ít đến sinh trưởng của cây rừng ngập mặn.

Thủy triều

Chế độ thuỷ triều: Trên địa bàn có dòng sông Hạ Hoàng bao quanh với chiều dài 5.6 km. Dòng sông này thuộc loại nhật triều không đều, có tháng từ 11 - 14 ngày thuỷ triều, có 2 lần nước lên và nước xuống và chênh lệch giữa thời gian triều dâng và

thời gian triều rút khá lớn (hơn 5h). Nước triều thường lớn vào các tháng 7, 9,12. Dòng triều lên mạnh hơn dòng triề xuống.

Biên độ triều trung bình:1.6-2.1 m. Biên độ triều cao nhất: 2.8 m. Thời gian đất được ngập triều là từ 4-6h/ngày.

Thể nền

Bãi bồi nhiều bùn sét, tương đối rộng và khá bằng phẳng,hơi dốc nghiêng ra phía sông.Đất ngập nước khi có thủy triều.

Thuộc loại đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng.Độ thành thục của đất:Thuộc dạng bùn đến sét mềm. Dựa vào độ lún sâu của chân đi trên đất ngập mặn để đánh giá độ thành thục của đất ngập mặn.

Độ mặn của nước:

Do ảnh hưởng của nước thượng nguồn nên ở đây có độ mặn thấp, thuộc loại nước lợ. Trong mùa mưa có độ mặn 5‰-6‰, mùa khô 18‰-20‰.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái,sinh thái và kỹ thuật gây trồng cây bần chua (sonneratia caseolaris) tại tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 65)