Hiện tượng chuyển đổi từ loại trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh (Trang 30)

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập phân tích tính, và là ngôn ngữ đơn tiết, do vậy hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt, “trong một số ít trường hợp còn có tính triệt để hơn so với tiếng Anh” (Hồ Lê, 2003: 288). Nhóm tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998: 144) cũng khẳng định “hiện tượng chuyển từ từ loại này sang từ loại khác…là hiện tượng điển hình trong các ngôn ngữ đơn lập mà từ có một cấu trúc xác định, như tiếng Việt, tiếng Hán”, và kết luận “hiện tượng chuyển loại tồn tại khách quan trong tiếng Việt”.

Giống với tiếng Anh, hiện tượng CĐTL trong tiếng Việt cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: chuyển loại, chuyển hóa từ loại, chuyển từ loại, chuyển di từ loại, hiện tượng cùng gốc khác loại, hayhiện tượng “nhất từ đa loại” (Hồ Hữu Tường – Nguyễn Hiến Lê, “Để hiểu văn phạm”). Việc có nhiều tên gọi như vậy cũng cho thấy các nhà Việt ngữ học vẫn còn có những quan điểm không thống nhất về hiện tượng tạo từ đặc biệt này. Trong phạm vi của bài viết chúng tôi không đi sâu vào phân tích các tranh cãi đó, đồng thời ủng hộ quan điểm xem chuyển loại là một phương thức tạo từ trong tiếng Việt. Điểm qua các công trình nghiên cứu có đề cập đến hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt, như Hồ Lê (2003), Lê Biên (1995), Hoàng Văn Hành, Hà

Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998); chúng tôi nhận thấy từ tiếng Việt có các xu hướng chuyển loại sau:

i) Từ lớp thực từ này chuyển sang lớp thực từ khác: ví dụ từ tính từ sang động từ, danh từ (hoặc ngược lại)

muối(danh từ )– muối (dưa)(động từ)

gấu(danh từ) – gấu(tính từ)

đồng minh(động từ) –đồng minh(danh từ)

đong đưa(động từ) –đong đưa(tính từ)

bí mật(tính từ) –bí mật(danh từ)

hoàn thiện(tính từ) –hoàn thiện(động từ)

ii) Từ lớp thực từ chuyển sang lớp hư từ, ví dụ: từ danh từ sang quan hệ từ, từ động từ sang quan hệ từ

- danh từquan hệ từ:

Vùng đồng bằng là một vùng trù phú, đông dân, nhiều của(của: danh từ)

Sách của thư viện(của: quan hệ từ) - động từquan hệ từ:

Gia đình tôi ở Hà Nội(: động từ)

Chị ấy học ở Hà Nội(: quan hệ từ) - động từtình thái từ

Mẹ đi chợ(đi: động từ)

Em hát đi(đi: tình thái từ)

Lê Biên (1995:178) iii) Từ lớp hư từ này sang lớp hư từ khác

- quan hệ từ tình thái từ

Cháu Ngọc rất bé mà rất khỏe.(mà:quan hệ từ)

Con không được nghịch, mẹ đã bảo mà.(mà:tình thái từ)

Cũng giống với tiếng Anh, hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt chủ yếu xảy ra giữa các từ loại: danh từ, động từ và tính từ. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Hồ Lê (2003: 290-301) còn đi sâu mô tả các kiểu loại chuyển loại giữa ba lớp từ này, kể cả các trường hợp chuyển loại giữa các tiểu loại trong cùng một từ loại (điều này đi ngược lại quan điểm truyền thống về hiện tượng chuyển loại: chuyển từ từ loại này sang một từ loại khác), ví dụ chuyển loại từ động từ sang danh từ không biệt loại (yêu cầu, động từ  yêu cầu, danh từ), chuyển loại từ danh từ biệt loại sang danh từ chỉ cá thể (cánh chim, danh từ biệt loại  cánh buồm, danh từ chỉ cá thể), chuyển loại từ danh từ chỉ cá thể sang danh từ không biệt loại (một cân gạo, danh từ chỉ cá thểmộtcân vừa lê vừa táo, danh từ không biệt loại), chuyển loại từ danh từ biệt loại sang danh từ không biệt loại (một cái nhà, danh từ biệt loại  một nhà đầy ắp gạo, danh từ không biệt loại), chuyển loại từ ngoại động từ sang nội động từ (lắc đầu, ngoại động từ  lắcqualắc lại, nội động từ), chuyển loại từ nội động từ sang ngoại động từ (tôiđi, nội động từ

tôiđicon tốt, ngoại động từ),…

Liên quan đến các từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt, qua các công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi nhận thấy lớp danh từ này chủ yếu được đề cập đến dưới góc độ chuyển loại sang tính từ. Ví dụ, các tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang (1998:177) cho rằng các danh từ chỉ BPCTN được dùng để chỉ đặc điểm, tính cách, trí tuệ, tâm lý của con người. Ví dụ danh từ gan, tên một bộ phận của cơ thể người, chuyển loại sang tính từganvới nghĩa “tỏ ra có gan, dám đương đầu với nguy hiểm, hoặc dám chịu đựng. Một số ví dụ tương tự khác như: gan dạ, đầu óc, gân guốc, mồm mép, miệng lưỡi, đầu não,… . Trường hợp lớp danh từ này chuyển loại sang động từ hầu như không thấy đề cập đến. Trong các chương tiếp theo của đề tài, trong phạm vi tư liệu thu thập được (các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt) chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ có hay không

phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt bằng hiện tượng chuyển loại tương đương đối với lớp từ chỉ BPCTN, đồng thời tìm hiểu đặc điểm các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các trường hợp chuyển loại các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh.

Cuối cùng, một điều lí thú là giống với hiện tượng chuyển loại trong tiếng Anh, trong tiếng Việt cũng có hiện tượng chuyển loại “chưa hoàn toàn triệt để” (tức chuyển loại không hoàn toàn, phải kết hợp thêm yếu tố ngoài), như: đỏ (tính từ) – đỏ ra (động từ), thơ (danh từ) – rất thơ, thơ lắm (tính từ) (Hồ Lê, 2003:289).

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)