đương
Phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt không sử dụng tên gọi bộ phận cơ thể tuy có ở tất cả 15 hướng chuyển loại, nhưng phương thức này đặc biệt phổ biến ở các trường hợp chuyển loại
(v),(vi),(viii),(ix),(xiii),(xiv)và(xv).
Ở hướng thứ hai này cần phân biệt các trường hợp:
- Danh từ chỉ bộ phận cơ thể bị đổi tên gọi trong tiếng Việt trong quá trình chuyển loại: ví dụ sole (lòng bàn chân) – sole [44.1] (đóng đế), skull
(sọ) –skull [15] (đánh vào đầu),brain (óc) –brain[2.1] (đánh / làm vỡđầu),
lip (môi) – lip [10.7] (chạm mép / miệng), back (lưng) – back [18.5] đóng
gáy….
- Danh từ chỉ bộ phận cơ thể được ẩn nghĩa trong hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt, ví dụ: shoulder [28.1] – gánh (có sử dụng đến
vai), nose [13.1] – ngửi (có sử dụng đến mũi), eye [5.1] – nhìn, quan sát (có sử dụng đến mắt), mouth [11.2] – nói to, rõ (có sử dụng đến miệng), tongue
[17.1] – liếm(có sử dụng đến lưỡi), leg [42.1] – đi bộ(có sử dụng đến chân),
knuckle[33.2] –cốc(có sử dụng đếnđốt ngón tay),…
- Hình thức diễn đạt tương đương sử dụng hình ảnh so sánh khác, không sử dụng lớp từ chỉ bộ phận cơ thể, ví dụ: skeleton [49] – khung, rib
[27.1] –tạo thành rãnh, luống; elbow[30.3] – lượn khúc,…
- Hình thức diễn đạt tương đương chỉ có chức năng giải thích nghĩa:
belly[19.1] –phình ra, rib[27.3] –trêu chọc, chế giễu,bone [47.2] –vô cùng, cực kỳ; back [18.3] –ngược trở lại; heart[25] – yêu, thích; groin[23] – thiết kế mái vòm,…
Tóm lại, hiện tượng chuyển loại các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà là một phương thức tạo từ có tính hệ thống rất rõ nét. Tính hệ thống của hiện tượng này không chỉ được thể
hiện qua các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các từ chuyển loại, mà còn được phản ảnh qua các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Việc hiểu và vận dụng đúng từ chỉ bộ phận cơ thể được chuyển loại cũng như các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt, do vậy, là rất cần thiết đối với người học tiếng Anh. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy và học tiếng Anh tại Viện Đại học Mở Hà Nội.