Phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh (Trang 79)

TRONG TIẾNG ANH VÀ PHƯƠNG THỨC DIỄN ĐẠT TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT

3.3Phương thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt

Dựa trên cơ sở các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt của các từ chuyển loại trong tiếng Anh được đề cập trong Chương 2, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

(i) Nếu xét một cách độc lập, như đã được đề cập trong mục 1.4.2, từ chỉ BPCTN trong tiếng Việt có hiện tượng chuyển loại (Hoàng Văn Hành, Hà

Quang Năng, Nguyễn Văn Khang, 1998:177). Tuy nhiên hướng chuyển loại của từ chỉ BPCTN chủ yếu được thực hiện sang tính từ nhằm để chỉ các đặc điểm, tính cách gắn liền với bộ phận theo quan niệm của người Việt, ví dụ nhưgan, gan dạ, đầu óc, mồm mép,… Kết quả khảo sát 111 nghĩa chuyển loại sang động từ của các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh cho thấy các hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt không dựa trên hiện tượng chuyển loại tương đương. Ví dụ với bộ phận beard thì tương đương lànhổ râu [1.2], chứ không có động từ râu; với trường hợp chuyển loại của bộ phận head, hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt là đứng đầu, chỉ huy [7.4], chứ không có động từ đầu với nghĩa tương đương (trong từ điển tiếng Việt động từđầucó nghĩatheo, ví dụđầu Phật); hay với trường hợpshoulder, hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt làvác, gánh[28.1], chứ không có động từvai,…

(ii) Xét riêng trường hợp chuyển loại sang tính từ, vì nghĩa chuyển loại theo hướng này dựa trên quan niệm của từng dân tộc, của từng nền văn hóa, nên sự trùng khớp về hình thức diễn đạt tương đương dựa trên hiện tượng chuyển loại gần như không tồn tại. Trong số 16 nghĩa chuyển loại sang tính từ của các từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh chúng tôi không phát hiện sự tương đồng với hình thức diễn đạt tương đương trong tiếng Việt xét ở khía cạnh chuyển loại (xem Phụ lục 2). Có thể liệt kê ra đây một số ví dụ như: hand – được sử dụng bằng tay [32.3], được làm bằng tay [32.4] (không có tính từ

tay),lip – không chân thành [10.1] (không có tính từ môi), back – ở phía sau

[18.1] (không có tính từ lưng), gut – cơ bản, trọng yếu [22.5] (không có tính từ ruột mang nghĩa tương đương, trong tiếng Việt tính từ ruột có nghĩa ruột thịt, gần gũi, thân thiết),…

Các trường hợp chuyển sang các từ loại khác như trạng từ, thán từ cũng có chung đặc điểm như vậy.

(iii) Như vậy, vì không có hình thức diễn đạt trong tiếng Việt dựa trên hiện tượng chuyển loại tương đương nên các nghĩa chuyển loại trong tiếng Anh có hình thức diễn đạt tương đối khá phong phú trong tiếng Việt, các hình thức này thay đổi theo từng nghĩa chuyển loại. Nói một cách khác, trong phạm vi đề tài này, trong khi ở tiếng Anh có 50 hình thức cho 129 nghĩa chuyển loại, thì ở tiếng Việt có thể có đến 129 hình thức diễn đạt tương đương, tương ứng với 129 nghĩa chuyển loại. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khái quát, chúng tôi nhận thấy có hai phương thức diễn đạt tương đương khá nổi bật trong tiếng Việt cho các nghĩa chuyển loại của từ chỉ BPCTN trong tiếng Anh như sau:

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển đổi từ loại các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng anh (Trang 79)