Các tỷ suất phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (Trang 45)

Tỷ suất khả năng thanh toán hiện hành

Là mối quan hệ giữa TSLĐ và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện khả năng chuyển đổi của tài sản lưu động thành tiền trong một khoảng

thời gian ngắn (<1 năm) để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (có thời gian < 1 năm)

Tỷ suất khả năng

thanh toán hiện hành = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn [2.20] Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không phải là tốt vì như vậy đã có một số tiền (hoặc TSLĐ) được dự trữ quá lớn với tốc độ quay vốn lưu động chậm. TSLĐ dự trữ quá lớn phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả. Để đánh giá khả năng thanh toán cũng cần xem xét các yếu tố như: Bản chất kinh doanh của DN, cơ cấu TSLĐ, tỷ suất quay vòng của hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh

Tỷ suất khả năng

thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền [2.21] Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt hiện có, DN có thể đảm bảo kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của DN dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá, kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của DN nhàn rỗi, ứ đọng và dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài chứng tỏ DN không có đủ khả năng nợ ngắn hạn. Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài liên tiếp ảnh hưởng đến uy tín của DN và có thể dẫn tới DN bị giải thể hoặc phá sản.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w