2.4.2.Các phương pháp phân tích định lượng
2.5.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán.
BCĐKT cung cấp những thông tin về tài sản, nguồn vốn, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn cho các đối tượng đưa ra quyết định thích hợp. Thông qua quy mô tài sản, thấy được sự biến động tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của các DN. Thông qua cơ cấu tài sản nhà quản trị thấy được đặc điểm hoạt động kinh doanh đã phù hợp với ngành nghề chưa, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư thích đáng. Thông tin cơ cấu nguồn vốn cho biết khả năng huy động nguồn vốn của nhà quản trị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng thấy được trách nhiệm của DN với từng nguồn vốn.
Khi phân tích BCĐKT cần xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp. Từ đó có
các nhận xét về quy mô tài sản của DN tăng hay giảm ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được cơ cấu tài sản đã phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh chưa.
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản
= Giá trị của từng bộ phận tài sản x 100 [2.1] Tổng tài sản
Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tính thời vụ hoặc chính sách đầu tư của của DN.
Có thể lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu Số tiền đầu kỳ Số tiền cuối Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh lệch + - % A.Tài sản ngắn hạn
1.Tiền và các khoản tương đương tiền
2.Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.Phải thu ngắn hạn
4.Hàng tồn kho
5.Tài sản ngắn hạn khác B.Tài sản dài hạn
1.Phải thu dài hạn 2.Tài sản cố định 3.Bất động sản đầu tư 4.Đầu tư tài chính dài hạn 5.Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng 100 100
Thứ hai: So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn thông qua số tuyệt đối và tương đối giữa cuối kỳ với đầy kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp. Từ đó có các nhận xét về quy mô nguồn vốn của DN tăng hay giảm ảnh hưởng như thế nào đến tính độc lập hay phụ thuộc trong hoạt động tài chính.
Tính toán tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn và tình hình biến động của chúng để thấy được cơ cấu nguốn vốn huy động có phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của DN chưa.
Tỷ trọng của từng
bộ phận nguồn vốn = Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x 100 [2.2] Tổng nguồn vốn
Việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn phải dựa trên chính sách huy động vốn của DN trong từng thời kỳ gắn bó với điều kiện kinh doanh cụ thể, tính chất và ngành nghề kinh doanh.
Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, khi phân tích có thể lập bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu Số tiền đầu kỳ Số tiền cuối Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh lệch + - % A. Nợ phải trả 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ dài hạn B.Vốn chủ sở hữu 1.Vốn chủ sở hữu
2.Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng 100 100
Thứ ba: So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng, giảm của tài sản với tốc độ tăng giảm của vốn chủ sở hữu để thấy được các tài sản tăng, giảm từ nguồn nào, ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của DN, từ đó đưa ra quyết định đầu tư các tài sản phù hợp với chính sách huy động vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững.
Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
• Hệ số nợ so với tài sản (hệ số nợ):
Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả [2.3] Tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của DN bằng các khoản nợ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc tài chính của DN vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ tài chính giảm. Chỉ tiêu này cao quá, kéo dài cũng xuất hiện dấu hiệu rủi ro, có thể xảy ra nguy cơ phá sản.
• Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số khả năng
thanh toán tổng = Tổng tài sản [2.4] Nợ phải trả
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán của các tài sản đối với nợ phải trả, chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán dài hạn càng tốt, đó là nhân tố góp phần ổn định tài chính.
• Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Hệ số tài sản so
với vốn chủ sở = Tài sản [2.5] Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ vốn vay và vốn chiếm dụng.
Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó thấy rõ được chính sách huy động và sử dụng vốn, khi phân tích có thể lập bảng sau:
Chỉ tiêu Cuối năm Cuối năm N so với cuối năm… (N-3) (N-2) (N-1) N (N - 3) (N - 2) (N - 1) ± % ± % ± % A B C D E F G H I K L 1. Hệ số nợ trên tài sản 2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu