THỂ BÀO NANG

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 133)

– Bào nang là thể có tính đề kháng với những yếu tố bất lợi trong môi trường và là thể lây nhiễm của các đơn bào thuộc lớp chân giả, trùng roi và trùng lông.

– Thể bào nang thường tròn, có kích thước nhỏ, bất động, có thể chứa một nhân hay nhiều nhân.

Thể bào nang của đơn bào đường ruột được định danh nhờ các đặc điểm như sau: – Hình thể

– Kích thước

– Các cơ quan trong tế bào chất – Nhân – Màng nhân: thể nhiễm sắc – Nhân thể. 3.1. Entamoeba histolytica – Hình tròn, chiết quang. – Vỏ dày gồm 2 lớp.

– Kích thước: loại lớn (10 – 15µm) và loại nhỏ (dưới 10µm). – Có từ 1 – 4 nhân.

– Có những hạt nhiễm sắc nhỏ phân bố đều đặn trên màng nhân.

– Bào nang trẻ (1 – 2 nhân) có nhiều cơ cấu hình que có 2 đầu tròn, chiết quang gọi là thỏi chromatoid, đôi khi có không bào to.

3.2. Entamoeba hartmani

– Hình tròn, đôi khi bầu dục. – Kích thước: 4 – 8µm. – Có từ 1 – 4 nhân. – Vách dày

3.3. Entamoeba coli

– Hình tròn hoặc hơi bầu dục. – Kích thước: 12 – 25µm.

– Có 1 – 8 nhân (thường gặp 8 nhân). – Nhân hình tròn.

– Có những hạt nhiễm sắc thô phân bố không đều trên màng nhân.

– Nhân thể giống một vết nhoè, lệch về một bên. – Có những cơ cấu hình que, mảnh, dài, có 2 đầu nhọn, gọi là thỏi chromatoid.

– Đôi khi có không bào to, thường gặp ở những bào nang trẻ (1 – 2 nhân).

– Bào nang trẻ (1 – 2 nhân) có nhiều cơ cấu hình que có 2 đầu nhọn, chiết quang gọi là thỏi chromatoid, đôi khi có không bào to. Những cơ cấu này dần dần thu nhỏ lại và biến mất khi bào nang phát triển đến giai đoạn già.

3.4. Endolimax nana

– Hình bầu dục.

– Kích thước: 7 – 12µm.

– Vách mỏng, tế bào chất trong.

– Có 4 nhân trông như 4 vệt nhòe, không rõ. – Nhân thể lớn, bao bọc bởi một quầng sáng.

3.5. Iodamoeba butschlii

– Hình tròn hoặc bầu dục. – Kích thước: 8 – 15µm. – Vách khá dày.

– Tế bào chất trong và chiết quang. – Có một không bào chứa glycogen. – Nhân chứa một nhân thể nằm lệch tâm.

– Nhân thể tròn, bầu dục, lớn, bao bọc bởi một quầng sáng.

3.6. Giardia lamblia

– Hình bầu dục.

– Kích thước: 9 – 13µm.

– Có một trục sống thân ở chính giữa bào nang. – Có từ 2 – 4 nhân và có thể có vài roi xếp lại giống hình chữ S trong bào nang.

3.7. Chilomastix meslini (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Có hình quả lê, rất chiết quang. – Kích thước: 6 – 10µm.

– Vách dày.

– Có một nhân, to, bị đẩy về một bên. – Trong bào nang có các vệt dọc.

3.8. Enteromonas hominis

– Kích thước 6 – 8µm.

– Có 2 – 4 nhân, ghép thành đôi ở 2 cực.

3.9. Retortomonas intestinalis

– Hình quả lê, nhỏ nhất trong các bào nang ký sinh người.

– Kích thước: 4 – 7µm. – Không màu.

– Vách khá dày.

– Không thấy rõ cơ cấu bên trong vách.

3.10. Balantidium coli

– Hình tròn hoặc trứng. – Kích thước: 50 – 80µm. – Vách dày có 2 lớp. – Có 1 nhân lớn.

– Nhiều không bào và nhiều thể chiết quang.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 133)