KỸ THUẬT NHUỘM MÁU TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 55)

TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

– Để phát hiện KST SR, tiêu bản máu phải được nhuộm. Phết máu được nhuộm càng sớm càng tốt vì việc nhuộm cũng giúp kéo dài thời gian bảo quản.

– Có nhiều cách nhuộm, trong đó có 2 cách nhuộm phổ biến nhất:

+ Nhuộm Wright, trong đó có sẵn chất cố định, việc nhuộm và cố định xảy ra đồng thời, do đó phết máu dày phải được làm vỡ hồng cầu trước khi nhuộm.

+ Nhuộm Giemsa, chất cố định và thuốc nhuộm được tách riêng, vì vậy, phết máu mỏng phải được cố định với Methanol tuyệt đối trước khi nhuộm.

– Ở Việt Nam, nhuộm Giemsa được dùng nhiều nhất.

1. DỤNG CỤ

– Ống đong có chia độ với nhiều loại khác nhau: 10ml, 50ml, 100ml – Ống hút nhỏ giọt

– Cốc nhỏ 50 – 250ml – Khay

– Giá để nhuộm tiêu bản hoặc bình nhuộm – Giá đựng lam kính để hong khô tiêu bản – Đồng hồ báo phút

– Quạt bàn loại nhỏ (để làm khô tiêu bản) – Hộp đựng tiêu bản

– Kẹp.

2. HÓA CHẤT

– Thuốc nhuộm Giemsa (dung dịch Giemsa mẹ) – Methanol

– Dung dịch đệm phosphat pH 7 – 7,2.

Giemsa được cung cấp trên thị trường ở 2 dạng: dạng bột hoặc dung dịch đã pha sẵn.

2.1. Cách pha dung dịch Giemsa mẹ từ dạng bột

– Thành phần:

– Cách pha:

Cho bột Giemsa vào trong cối với một ít Glycerin, dùng chày nghiền bột Giemsa với Glycerin cho tan hết bột thuốc nhuộm. Sau đó cho thêm từ từ Glycerin vào nghiền nhiều lần cho tan đều, cuối cùng cho Methanol vào.

Dung dịch Giemsa mẹ cần được đựng trong chai thủy tinh màu trung tính, bảo quản chỗ khô, mát và không có ánh sáng. Khi dùng pha loãng dung dịch Giemsa mẹ theo nồng độ quy định.

2.2. Dung dịch đệm

– Nước trung tính hoặc hơi kiềm (pH khoảng 7 – 7,2). – Dung dịch đệm (dung dịch phosphat, pH = 7,2) gồm có:

Thời hạn sử dụng dung dịch đệm là vài tuần. Khi nào thấy có cặn thì bỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 55)