– Bộ phụ Tiêm giác (Nematocera): râu dài, có trên 3 đốt. – Bộ phụ Đoản giác (Brachycera): râu ngắn, có dưới 3 đốt.
1.1. Bộ phụ Tiêm giác (Nematocera)a) Muỗi trưởng thành a) Muỗi trưởng thành
– Muỗi có tầm quan trọng nhất về phương diện y học và có những đặc điểm sau đây: + Đầu muỗi có hình cầu, mang 2 mắt kép, vòi, xúc biện và râu.
+ Vòi kiểu chích, gồm có: môi dưới và môi trên rất nở nang uốn cong lại tạo thành một cái vòi, còn hàm trên và hàm dưới biến thành những trâm bén nhọn có thể xuyên thủng da.
+ Xúc biện: ở hai bên của vòi, có chức năng xúc giác. Xúc biện khác nhau tùy theo giống và loài muỗi nên dùng để định loại.
+ Râu của con đực và con cái khác nhau: râu của con đực có nhiều lông và rậm, râu của con cái thưa và ngắn.
+ Ngực muỗi gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân, đốt giữa mang thêm đôi cánh.
+ Cánh muỗi có các đường sống dọc và đường sóng chếch costa. Trên cánh có vẩy, vẩy tạo nên riềm cánh. Những đường sống trên cánh muỗi và hình thể vẩy trên các đường sống có giá trị trong định loại muỗi.
+ Bụng có 9 đốt, đốt cuối là bộ phận sinh dục. Giữa các đốt bụng có các băng màu do vẩy tạo nên.
+ Chân rất dài và mảnh, gồm nhiều đốt: đốt háng, đùi, càng và bàn. Bàn chân có 5 đốt, tận cùng bằng vuốt.
MUỖI CÁI – MẶT LƯNG
– Có 4 giống chính: Anopheles, Culex, Aedes và Mansonia.