GIUN TRƯỞNG THÀNH Căn cứ định loạ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 99)

1.1. Căn cứ định loại

Định loại giun, sán trưởng thành dựa vào các đặc điểm: – Hình dạng

– Kích thước – Cấu tạo.

1.2. Đặc điểm của lớp giun

– Giun có hình ống, tròn, dài từ vài milimét đến vài chục centimét, đối xứng hai bên. – Thường có màu trắng đục, có một ống tiêu hóa trọn vẹn.

– Thân giun được bọc bên ngoài bởi lớp vỏ hyaline.

– Dưới lớp vỏ là biểu mô (epithelium) và một lớp cơ dọc. Lớp biểu mô nhô vào phía trong tạo thành 4 gờ dọc cơ thể: 1 gờ lưng, 1 gờ bụng và 2 gờ bên. Gờ lưng và bụng mang dây thần kinh, 2 gờ bên mang ống bài tiết.

– Ở phần đầu có miệng với các bộ phận như móc, răng, bản dao, gai.

– Xoang miệng có dạng ống và có thể biến đổi thành bộ phận để hút tùy theo từng loại. – Thực quản hình ống, đôi khi phình ở phần cuối, là đặc điểm để định danh trong vài trường hợp.

– Ruột là ống dẹp nối thẳng từ thực quản đến hậu môn.

– Hệ bài tiết gồm 2 ống chạy dọc theo hai bên thân và 1 ống nối ngang ở phía gần đầu, đổ ra ngoài bằng lỗ bài tiết ở khoảng thực quản.

– Hệ thần kinh gồm 1 vòng nối các hạch thần kinh quanh thực quản. Từ vòng này, 6 sợi thần kinh đi phía trước và 6 sợi thần kinh chạy về phía sau.

– Có 2 giới riêng biệt. Con đực luôn nhỏ hơn con cái, đuôi cuộn lại hay xoè ra như cái túi hình chuông. Con cái có đuôi thẳng.

– Cơ quan sinh dục đực nằm ở 1/3 sau của cơ thể, là ống đơn hình chóp hoặc ống xoắn cuộn gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh, tận cùng bằng cơ quan giao hợp. Cơ quan giao hợp có thể là 1 hoặc 2 gai giao hợp. Ở vài loại, cơ quan giao hợp có dạng cánh hoặc dạng túi.

nhận tinh, tử cung, âm đạo và âm môn mở ra ngoài bằng lỗ sinh dục ở nửa thân trên, phía bụng.

1.3. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)

– Thân hình ống, đều đặn, thon 2 đầu, có vỏ bọc ngoài dày, cứng, có vân ngang. – Có màu trắng hoặc hơi hồng hoặc nâu nhạt.

– Đầu giun thuôn nhỏ, có 3 môi xếp cân đối (1 môi lưng và 2 môi bụng).

– Giun đực dài 15 – 17cm, đường kính 0,3 – 0,4cm, đuôi cong, lỗ hậu môn ở mặt bụng, gần cuối thân, có 2 gai giao hợp.

– Giun cái dài 20 – 25cm, đường kính trung bình 0,5 – 0,6cm, đuôi thẳng, hình nón. Lỗ sinh dục nằm ở khoảng 1/3 trước của thân ở mặt bụng.

1.4. Giun tóc (Trichuris trichiura)

– Thân chia làm 2 phần: Phần đầu mảnh như sợi tóc và chiếm gần 2/3 thân, phần còn lại hình ống, to, chứa các cơ quan sinh dục.

– Giun tóc có màu hồng nhạt.

– Con đực dài 30 – 40mm, đuôi cong, cuối đuôi có 1 gai sinh dục nằm trong bao gai.

– Con cái dài 30 – 50mm, đuôi thẳng và bầu, lỗ sinh dục nằm ở 2/3 thân kể từ đầu, cơ quan sinh dục gồm có 2 buồng trứng hình ống cuộn lại như lò xo và tử cung.

1.5. Giun móc (Ancylostoma duodenale, Necator americanus)

– Giun màu trắng hoặc hồng. – Màu xám, nhỏ như sợi chỉ.

– Đầu giun móc có bao miệng, thực quản hình ống: + Miệng có 2 đôi răng đều: Ancylostoma duodenale

+ Miệng có đôi dao cắt: Necator americanus.

– Con đực dài 8 – 11mm, đường kính thân dài 0,5mm, đầu cong, đuôi xoè ra thành túi, được nâng đỡ bởi những đường gân, có 2 gai giao hợp dài và mảnh.

– Con cái dài 10 – 13mm, đường kính thân 0,6mm, đầu cong, đuôi thẳng hình chóp.

1.6. Giun lươn (Strongyloides stercoralis)

Hầu hết giun lươn ký sinh là giun cái: – Kích thước 2mm x 50mm.

– Đường kính không thay đổi, nhỏ như sợi chỉ trắng, gần như trong suốt. – Ống thực quản hình ống.

– Âm hộ cách đầu một khoảng dài hơn 1/3 thân. Trứng sắp thành từng dãy trong tử cung.

1.7. Giun kim (Enterobius vermicularis)

– Màu trắng. – Dài khoảng 1cm.

– Miệng gồm 3 môi, không có bao miệng.

– Vỏ bọc ngoài dày lên ở phần đầu và dọc 2 bên thân. – Phần cuối thực quản nở thành hình bầu tròn.

– Giun đực dài 2 – 5mm x 0,1 – 0,2mm, đầu thẳng, đuôi cong và gập về phía bụng. Cơ quan sinh dục đực gồm có 1 tinh hoàn và 1 ống dẫn tinh. Cuối đuôi có 1 gai sinh dục nhô ra ngoài.

– Giun cái dài 9 – 12mm x 0,3 – 0,5mm, đầu nhọn, đuôi dài và nhọn và thẳng, lỗ sinh dục nằm ở 1/3 trước của thân. Cơ quan sinh dục gồm có 2 buồng trứng hình ống, hai ống dẫn trứng và hai tử cung.

1.8. Giun chỉ Bạch tuyết

Ở Việt Nam thường gặp 2 loại giun chỉ ký sinh ở người: – Wuchereria bancrofti.

Brugia malayi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm) (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)